»

Chủ nhật, 19/01/2025, 02:43:45 AM (GMT+7)

Người Khmer xưa xây kỳ quan Angkor Wat như thế nào?

(19:41:07 PM 28/10/2012)
(Tin Môi Trường) - Các nhà khoa học đã phát hiện ra bí quyết cho phép xây dựng Angkor Wat, một ngôi đền cổ nổi tiếng ở Campuchia, nhanh gấp nhiều lần so với dự kiến

 

Angkor Wat: Một trong những kho báu lớn nhất của lịch sử khảo cổ thế giới.
Ảnh worldpress.com

Quần thể kiến trúc Angkor (Angkor Thom và Angkor Wat) là một trong những kho báu lớn nhất của lịch sử khảo cổ thế giới, một cố đô ngàn năm có diện tích tương đương với thủ đô London hiện nay.

 

Tuy nhiên, làm thế nào những người xây dựng đền Angkor Wat thời đó lại vận chuyển được hàng triệu khối đá khổng lồ vuông thành sắc cạnh nặng tới 1,6 tấn để xây dựng những ngọn tháp kỳ vĩ cùng với tượng đài của Angkor Wat… từ những mỏ đá cách xa mấy chục cây số?

 

Đào kênh, xây đền

 

Bằng cách sử dụng hình ảnh vệ tinh, các nhà khoa học thời nay đã phát hiện ra rằng thời đó, người ta đã đào một con kênh dài 21 dặm (gần 34km) để vận chuyển đá từ những ngọn núi đến nơi xây dựng ngôi đền linh thiêng Angkor Wat.

 

Quần thể Angkor Wat, được xây dựng bằng 5.000.000 tấn đá
và trong vòng 35 năm.  Ảnh telegraph.co.uk

Phát hiện này giúp giải thích làm thế nào mà ngôi đền khổng lồ như Angkor Wat, được xây dựng bằng 5.000.000 tấn đá và trong vòng 35 năm, mặc dù theo tính toán phải mất hàng trăm năm nếu sử dụng các công nghệ có sẵn vào  thời điểm đó.

 

Ban đầu, người ta nghĩ rằng mỗi khối đá được vận chuyển trên một chặng đường quanh co dài tới 55 dặm  (88km) trên đất liền, trên sông và trên hồ. Quá trình vận chuyển mỗi khối đá đầy gian nan, cực nhọc này sẽ phải mất ít nhất 5 ngày.

 

Qua ảnh vệ tinh, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra một mạng lưới kênh rạch cho phép vận chuyển dễ dàng thuận tiện những khối đá nặng 1,6 tấn nói trên từ nơi khai thác đá đến Angkor chỉ trong vòng 10 tiếng đồng hồ.

 

Giáo sư Etsuo Uchida của Đại học Waseda ở Tokyo cho biết: "Những con kênh này đã được đào để phục vụ cho  việc vận chuyển những khối đá xây đền. So với các tuyến đường giao thông trên bộ, tuyến đường thủy này giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian. Đây là tuyến vận chuyển ngắn nhất và cho thấy người Khmer thời xưa đã xây dựng Angkor Wat một cách có hệ thống và hiệu quả như thế nào”.

 

Giáo sư Uchida và các cộng sự của ông tìm thấy dấu vết của những con kênh, trong khi nghiên cứu những hình ảnh vệ tinh các khu vực xung quanh quần thể kiến trúc Angkor Wat. Họ đã phát hiện ra dấu vết những con kênh chạy thẳng từ nơi khai thác đá đến nơi xây dựng đền. 

 

Khi đến khảo sát vùng này, họ đã tìm thấy một số đoạn kênh còn sót lại vẫn chứa nước, trong khi nhiều đoạn kênh khác đã biến mất qua năm tháng: hoặc đã bị khô cạn hoặc đã bị rừng già xâm thực.

 

Nhóm khảo sát cũng phát hiện ra những khối đá lớn vuông thành sắc cạnh ở nhiều địa điểm khác nhau dọc theo con kênh, có thể do bị rơi xuống nước trong quá trình vận chuyển bằng bè hoặc được đưa vào bờ vì một lý do nào đó.

 

Mạng lưới kênh rạch chạy từ  khu vực mỏ đá ở chân núi Kulen, nơi các nhà khảo cổ đã phát hiện ra rằng đó chính là loại đá được dùng vào việc xây dựng Angkor Wat. Các nhà khảo cổ cũng tìm thấy thêm 50 mỏ đá nữa, dọc theo  tuyến đường mà các con kênh đã đi qua.

 

Trước đây, giới chuyên gia cho rằng các khối đá khổng lồ nói trên đã được vận chuyển bằng đường bộ từ núi Kulen đến một dòng sông dẫn đến hồ Tonle Sap. Từ đó, chúng sẽ được chở bằng thuyền đến sông Siem Reap và sau đó được kéo lên các công trình xây dựng ở cố đô Angkor Thom.

 

Giáo sư Uchida cho biết những phát hiện mới đã cho thấy tuyến đường vận chuyển hiệu quả hơn rất nhiều. giúp rút ngắn đáng kể tiến độ xây dựng các công trình đồ sộ ở cố đô Angkor nói chung và Angkor Wat nói riêng.  Ông nói: “Tôi ước tính rằng việc đào các con kênh này chỉ mất vài năm là có thể sử dụng thuyền, bè để vận chuyển đá. Với hệ thống kênh rạch này, người xưa không cần phải ngược dòng sông Siem Reap và có thể vận chuyển khối đá khổng lồ nói trên nhanh hơn, hiệu quả hơn”.

 

Kỳ quan thế giới Angkor Wat

 

Angkor Wat nằm trong quần thể kiến trúc Angkor được Đế chế  Khmer xây dựng từ thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ 15. Cố đô Angkor Thom được cho là thành phố lớn nhất thế giới thời tiền công nghiệp và trải dài trên một diện tích  hơn 390 dặm vuông (gần 1.000km2).

 

Cổng phía Tây của Angkor Thom, thành phố lớn nhất thế giới
thời tiền công nghiệp. Ảnh worldpress.com

Thành phố lớn nhất thế giới thời tiền công nghiệp này được Vua Jayavarman II (1113-1150) xây dựng vào cuối thế kỷ 12. Tuy nhiên, Angkor Thom không phải thủ đô đầu tiên của Đế chế Khmer. Trước đó ba thế kỷ, Yashodharapura vốn là thủ đô và Angkor Thom trùm lên một phần của cố đô đó.

 

Angkor Thom nằm trên bờ hồ Tonle Sap, cách hồ khoảng 1/4 dặm. Cổng phía Nam của Angkor Thom nằm cách thành phố Siem Reap 7,2 km và cách Angkor Wat 1,7 km về phía Bắc.

 

Angkor Wat thờ thần Visnu của đạo Hindu và được xem là tuyệt đỉnh nghệ thuật kiến trúc Khmer. Về sau khi Vương triều Khmer theo Phật giáo, Angkor Wat trở thành linh đền thờ Phật. Sau khi kinh đô bị người Seam phá hủy và các nhà vua Khmer chạy về Phnom Penh trong thế kỷ 15, Angkor Wat bị rừng già che phủ và được Herri Mouhot phát hiện vào năm 1860.

 

Angkor Wat có chu vi gần 6 km và diện tích khoảng 200 ha, với đỉnh tháp chính của ngôi đền có độ cao 65m. Angkor Wat là đền núi duy nhất ở Campuchia có lối vào chính ở hướng tây, hướng Mặt Trời lặn.

 

Ngôi đền được xây dựng theo nguyên tắc: xếp đá trước, điêu khắc sau. Bằng chứng là tại các cây cột ở tầng thứ nhất vẫn còn vết tích của những bức tranh điêu khắc còn dang dở.

 

Angkor Wat là đền núi duy nhất ở Campuchia có lối vào chính ở hướng tây,
hướng Mặt Trời lặn. Ảnh Paradise in the World

Khu đền chính được xây dựng theo hình Kim Tự Tháp, với 5 ngọn tháp tượng trưng cho núi Meru của Ấn Độ và được chia làm 3 cấp độ: tầng thứ nhất tượng trưng cho địa ngục hay là đất, tầng thứ  hai tượng trưng cho nhân gian và tầng  thứ ba tượng trưng cho thần linh.

 

Khu đền chính có 398 gian phòng với nghệ thuật chạm khắc đá trên trần phòng, hành lang, các lan can... thể hiện tài nghệ phi thường, điêu luyện của người Khmer cổ đại. Độc đáo nhất là những điêu khắc trên tường của dãy hành lang tầng thứ nhất. Đây có thể xem là bức tranh điêu khắc trên đá to nhất, dài nhất của thế giới - với chiều cao 2,5m và dài hơn 800m.

 

Tầng hai có vô số những bức tranh Apsara nhảy múa với bộ ngực trần. Tầng ba gồm hai hành lang chữ thập cắt nhau thẳng góc ở giữa. Ở điểm giao tiếp của hai hành lang là trung tâm đền Angkor Wat. Xưa kia trung tâm đền có tượng thờ bằng vàng thần Vishnu, nhưng nay đã bị mất.

 

Tháp ở trung tâm đền cao nhất Angkor Wat. Xung quanh tháp là bốn hành lang hình vuông. Ở mỗi góc hành lang là ngọn cổ một tháp.

 

Quần thể kiến trúc Angkor Wat đã bị bỏ rơi một cách bí ẩn trong thế kỷ 15 và phần lớn thành phố linh thiêng này đã đã bị rừng già che phủ, trước khi được phát hiện trong thế kỷ 19 và trở thành di sản thế giới nổi tiếng. 

Minh Bích/ DV (theo Telegraph/Wikipedia)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Người Khmer xưa xây kỳ quan Angkor Wat như thế nào?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Tin Môi Trường
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

VACNE 30 năm
 Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI