»

Thứ bảy, 18/01/2025, 11:13:54 AM (GMT+7)

Nghi thức bắn 21 phát đại bác dịp đại lễ có từ đâu?

(14:17:49 PM 01/09/2015)
(Tin Môi Trường) - Bộ Quốc phòng sẽ đảm nhiệm việc bắn 21 phát đại bác vào thời điểm thực hiện nghi thức chào cờ trong lễ mít tinh ngày Quốc khánh.
ban[-]21[-]phat[-]dai[-]bac[-]dip[-]2.9


Theo đề án tổ chức đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Hà Nội được giao nhiệm vụ lo địa điểm tổ chức bắn 21 phát đại bác trong lễ mít tinh và đã lựa chọn tại khu vực Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long. Báo Người lao động cho biết

 

"Khoảng 7 giờ 10 phút sáng 2.9, lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành chính thức bắt đầu. Bộ Quốc phòng sẽ đảm nhiệm việc bắn21 phát đại bácvào thời điểm thực hiện nghi thức chào cờ trong lễ mít tinh”,ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Hà Nội, đã thông tin về những nội dung chính các hoạt động kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng Tám (19-8-1945) và Quốc khánh (2-9-1945) năm nay.
 

Rất nhiều người không rõ tại sao lại bắn 21 phát mà không phải một con số khác. Thật ra, nghi thức bắn 21 phát đại bác xuất hiện đã khá lâu ở Việt Nam và trên thế giới nhưng chưa nhiều người biết được nguồn gốc cũng như ý nghĩa của nó.

 

Theo báo Đà Nẵng, hơn 400 năm trước, ở một số quốc gia châu Âu có tập quán bắn đại bác để đón tiếp khách quý. Nhưng lúc đó, nghi thức này chỉ phổ biến trên các chiến hạm.

 

Khi chiến hạm của một nước tiến vào cảng của một nước khác thì các khẩu pháo trên chiến hạm phải bắn hết đạn để tỏ mình đến không có ý thù địch.

 

Xưa kia các chiến hạm có trọng tải nhẹ, số khẩu pháo lắp trên tàu không thể nhiều hơn 7 khẩu và đều là loại lắp đạn từ đầu nòng. Vì vậy, việc nổ pháo rất tốn sức, chỉ có thể nổ từng khẩu và bắn hết 7 khẩu.

 

Còn trên các pháo đài của bến cảng, chủ nhà bố trí rất nhiều cỗ pháo, họ bắn 3 phát để trả lời và hoan nghênh.Tích của 3 x 7 là 21, đó là nguồn gốc của 21 phát đại bác.

 

Về sau, tập quán này dần dần biến thành một thông lệ quốc tế. Nó cũng không bị hạn chế trong các trường hợp phải có hải quân tiến nhập cảng của nước khác thì mới dùng.Trong các ngày lễ và các trường hợp đón tiếp khách quý, nghi lễ này cũng được áp dụng.

 

Năm 1772, nước Anh quy định bắn 21 phát đại bác là nghi lễ trọng đại đón quốc vương và nữ hoàng. Năm 1837, nước Mỹ quy định bắn đại bác là nghi lễ quan trọng nhưng bắn đến 26 phát.

 

Năm 1875, Quốc vụ viện Mỹ và Công sứ Anh tại Mỹ thỏa thuận dùng tập quán bắn đại bác của hải quân với 21 phát làm nghi lễ trọng đại nhất và 19 phát vào các nghi lễ khác.

 

Hiện nay, các nước trên thế giới thường thực hiện nghi lễ bắn đại bác với 21 phát khi đón nguyên thủ quốc gia, 19 phát khi đón thủ tướng. Số lần bắn đại bác và các nghi lễ khác thì mỗi nước có quy định riêng.

 

Ngày nay, nghi lễ này chỉ thực hiện đối với các nước có quan hệ đặc biệt khi đón tiếp các nguyên thủ quốc gia hoặc trong các ngày lễ lớn của quốc gia.

(Theo Một Thế Giới)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nghi thức bắn 21 phát đại bác dịp đại lễ có từ đâu?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Tin Môi Trường
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

VACNE 30 năm
 Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI