Nghệ thuật đánh bắt và bảo quản cá của Nhật đạt mức tinh xảo
(19:11:13 PM 15/07/2015)Cá ngừ ở chợ cá Tsukiji, lớn nhất Nhật Bản.
Ở đất nước sống dựa vào nguồn thực phẩm từ cá, nghệ thuật đánh bắt và bảo quản cá của Nhật đã đạt đến mức tinh xảo.
Giết cá kiểu Ike-jime
“Ike-jime” hay “Iki-jime” là từ tiếng Nhật, chỉ một phương pháp làm tê liệt cá nhằm giữ chất lượng thịt cá. Tuy bắt nguồn từ Nhật Bản nhưng phương pháp này giờ đây đã được áp dụng khắp thế giới. Và điều đó cũng chứng tỏ truyền thống đánh bắt cá lâu đời của người Nhật Bản cũng như những kỹ thuật nghề cá mà họ đã phát triển qua hàng ngàn năm.
“Ike-jime” nghĩa là “kết liễu sống con cá”, hiểu rộng ra là phương pháp giết cá để đảm bảo thịt cá giữ được trong thời gian dài hơn bình thường mà vẫn rất tươi ngon.
Có ba phương pháp xử lý cá tươi và cũng có vài cách xử lý cá câu được trước khi bạn mang chúng về nhà.
Phương pháp thứ nhất là kết thúc đời sống chú cá ngay lập tức bằng cách đâm vật nhọn vào não cá, vị trí ngay phía trên và giữa hai con mắt. Người Nhật cho rằng, bạn phải ra tay không do dự, bởi do dự chính là làm con cá thêm đau đớn.
Cách đơn giản nhất để định vị não cá là kéo hàm dưới cá mở ra, cạnh của hộp sọ lộ ra ngay phía hàm trên. Dùng que nhọn đâm xuyên vào phần lõm ngay bên cạnh hộp sọ về phía xương sống. Khi kim đâm vào não, cá sẽ biểu hiện giống bị điện giật.
Khi ngư dân bắt được cá ngừ hoặc cá nục heo, con cá lớn sẽ chống cự điên cuồng trước khi bị kéo lên thuyền. Ngư dân sẽ dùng chày đập vào đầu cá trước, bởi sẽ rất nguy hiểm nếu lại gần những sinh vật to lớn đang giãy mạnh mà trong tay chúng ta lại cầm vật nhọn. Sau đó xử lý như trên.
Cách thứ hai là phải lấy hết máu cá ra khỏi cơ thể chúng. Bởi máu cá chính là nguồn gốc mùi tanh, cũng là nguồn vi khuẩn. Khi kết thúc đời cá cũng là lúc phải lấy hết máu cá ra khỏi cơ thể chúng. Thường cá có bốn lớp mang ở mỗi bên. Đưa lưỡi dao vào mang thứ ba, thứ bốn và cắt về phía miệng cá, làm đứt mạch máu. Mang cá là nơi máu cá tiếp nhận oxy. Nếu bạn cắt chuẩn xác, máu cá sẽ ra rất nhiều.
Không cần phải cắt cả hai bên mang. Trước khi trữ lạnh, người ta bỏ cá vào rổ, để đầu cá hướng xuống rồi đưa rổ xuống biển khoảng 15 phút để cơ thể cá lạnh đi sau khi nóng lên vì vùng vẫy, chống cự.
Điều này là để đảm bảo thịt cá ngon nhất. Cách làm này giờ không chỉ phổ biến ở Nhật mà ngư dân nhiều nước cũng học làm theo.
Cách thứ ba là cắt đứt tủy sống. Cách này có vẻ khó thực hiện đối với những người mới vào nghề. Người ta dùng một đoạn dây thép to chừng 1 mm luồn vào lỗ đã cắm vào não cá phía trên, giữa hai con mắt rồi luồn dây thép dọc sống lưng cá. Con cá sẽ có biểu hiện như bị điện giật.
Khi nào con cá hết giật là quá trình "Ike-jime" kết thúc. Ở một số chợ của Nhật Bản, thay vì đâm vào não cá, người ta dùng dao cắt ngang nửa đầu cá rồi dùng dây thép đâm dọc sống lưng cá. Có người lại khứa đuôi rồi đâm dây thép ngược lên. Tuy nhiên về nguyên lý, các cách làm này đều giống nhau.
Nghe có vẻ hoang dã, nhưng những người trong nghề nói đây là những cách xử lý cá tốt nhất và thậm chí là “nhân đạo” nhất, bởi con cá không hề biết đau. Khi não bị cắt, con cá đã chết ngay lập tức.
Phương pháp Ike-jime.
Không giữ cá trong nước đá
Thông thường trên thế giới, người ta thường giữ thịt cá tươi bằng cách làm lạnh. Tuy nhiên, nhiều người Nhật nói, ban ngày, bạn bỏ số cá tươi mới bắt được vào thùng đá, khi bạn về tới nhà, hoặc tới bến tàu, hầu như đá đã tan hết và những con cá sẽ nổi lềnh bềnh trong đám nước đỏ màu máu cá. Nhưng nước vẫn rất lạnh, vẫn có vài cục đá chưa tan nổi trên bề mặt và cá thì đông cứng.
Bạn sẽ nghĩ rằng “mọi thứ vẫn ổn”, nhưng sự thật là vẫn có những cách bảo quản cá tốt hơn nhiều. Ở trường, người ta đã dạy bạn về áp lực thấm lọc chưa? Độ mặn của nước biển là khoảng 3,3%. Độ mặn của sinh vật sống là 0.9%, nước ngọt là 0%.
Khi bạn dìm cá xuống biển, không có vấn đề gì nhiều. Khi bạn bỏ cá vào nước ngọt, áp lực thấm lọc sẽ hút chất lưu cơ thể của cá ra ngoài, và đây là vấn đề. Điều này khiến thịt cá sũng nước, giảm độ thơm ngon và nhanh hỏng. Thứ tan chảy từ nước đá chính là nước ngọt.
Và ngư dân Nhật không muốn ngâm cá của họ trong nước. Nếu cá còn vảy hoặc da còn nguyên vẹn thì rất tốt. Đây là lý do vì sao ngư dân Nhật không muốn cá ngừ đại dương đánh bắt ở Việt Nam bị xây xát trước khi đến tay người tiêu dùng Nhật Bản. Ngư dân Nhật cũng không đánh vảy hoặc mổ bụng cá cho đến khi về tới nhà. Đối với họ, cách giữ cá tốt nhất là ở phòng lạnh, hoặc ngăn lạnh thời điểm đầu khoảng 5-10 độ C, sau đó là dưới 5 độ C.
Ngay sau khi đánh được cá, người Nhật Bản thường xử lý và giữ lạnh cá ở nhiệt độ 5-10 độ C. Vì sao không phải là 0 độ C? Là bởi ở nhiệt độ này làm thịt cá bị co lại, đẩy nhanh tiến trình lão hóa và biến thịt từ tươi ngon chuyển sang quá trình phân rã. Bạn đã dùng các biện pháp kết liễu cá để làm chậm tiến trình ấy, nhưng trữ đông lạnh quá khiến mọi cố gắng của ta trở nên vô ích.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
- Sấm sét ngày càng nhiều, tại sao?
- 200 năm huyền thoại kênh Vĩnh Tế
- ”"Thần đèn" Nguyễn Văn Cư dời thành công cổng đền nặng hơn 100 tấn đi được 63 mét
- Cỏ Pili - Loại cỏ đặc biệt biết chuyển động khi bị ướt
- Phát hiện “thần điểu" giống khủng long bạo chúa T-rex
- Nguy cơ băng ở Bắc Băng Dương biến mất sớm hơn dự báo
- Linh vật SEA Games 31 - loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới
- Hoa ưu đàm "3.000 năm xuất hiện một lần" có thật không?
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
(Tin Môi Trường) - Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi tại thôn Giữa, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là một báu vật thiên nhiên quý hiếm, đang được bảo tồn trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng này. Đây là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn thu hút du khách từ nhiều tỉnh, thành tới thăm quan.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Phú Yên lập Công viên địa chất để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.