Malaysia Airlines và con số 17 định mệnh
(12:52:18 PM 19/07/2014)
Một mảnh vỡ được cho là của máy bay gặp nạn được đăng tải trên mạng xã hội twitter
Theo các trang chuyên về theo dõi máy bay, trong đó có FlightRadar24, chiếc máy bay gặp nạn có số đăng ký 9M-MRD. Chiếc này bay lần đầu tiên vào ngày 17-7-1997. Ngày bay cuối cùng của nó là 17-7-2014, tức đúng 17 năm sau. Chuyến bay này cũng mang số hiệu MH17.
Theo các thông tin từ trang FlightRadar24, vì tình hình chiến sự và một số vụ bắn máy bay trước đó, không phận ở phía đông Ukraine đã bị đóng ở độ cao 32.000 bộ (9,75km) trở xuống.
Chiếc MH17 ban đầu bay ở độ cao 31.000 bộ (9,45km) nhưng sau đó đã nâng độ cao lên 33.000 bộ (10,06km) sau khi vào không phận Ukraine.
Trong khi đó, theo AFP, thân nhân của những hành khách trên chuyến bay MH370 mất tích hồi tháng 3 thì đang tỏ ra nghi ngờ về MH17 và cả MH370.
“Đối với những chuyện như vậy, chỉ bốn tháng sau vụ MH370, ngay lúc chúng tôi bắt đầu gượng dậy tiếp tục cuộc sống, điều này xem ra thật khó chấp nhận - một lãnh đạo hàng không ở sân bay Kuala Lumpur sụt sùi nói - Không ai tin điều đó lại xảy ra. Chúng tôi lại trải qua những cảm xúc đó một lần nữa”.
Hôm 17-7, như Reuters cho biết, tin tức về MH17 bắt đầu lan đi vào khoảng 23g (giờ Malaysia), các lãnh đạo MAS đã bị đánh thức dậy và chạy đến sân bay, thiết lập các chiến dịch khẩn cấp.
Một quan chức nói: “Khi chúng tôi vào phòng, chúng tôi nhìn xung quanh và thấy cũng vẫn là những đồng nghiệp đó, cũng nét mặt đó khi họ đối diện với vụ MH370. Mọi người đều thở dài. Không ai tin rằng chuyện như vậy lại xảy ra”.
Cựu quan chức Bộ giao thông Mỹ Oliver McGee nói chưa từng có tiền lệ một hãng hàng không dân dụng chịu tới hai thảm họa liên tục như vậy với hơn 530 người chết và mất tích.
“MAS hiện đang ở trong đám mây mù khủng hoảng tồi tệ nhất của lịch sử an toàn và an ninh hàng không quốc tế. Tôi không thấy được bằng cách nào Malaysia có thể gượng dậy được” - ông McGee nói.
Trang Quartz cho hay MAS đã lỗ khoảng 359 triệu USD năm ngoái. Quý đầu năm nay cũng là quý thua lỗ thứ năm liên tiếp của hãng này.
Sau vụ MH17, theo AFP, cổ phiếu của MAS rớt giá gần 18% trong sáng hôm qua. Tính từ ngày 1-1-2014 đến nay, hãng này đã mất hơn 1/3 giá trị. Điều này làm dấy lên các đồn đoán về việc liệu nó có bị bán hay phải tái cơ cấu hay không.
Bảo hiểm cho MH17 sẽ phức tạp
Tiền bảo hiểm cho hành khách đi chuyến bay MH17 có thể sẽ được chi trả nhanh chóng nhưng chỉ khi nguyên nhân rơi được xác định. Trong khi đó, các nhà quan sát nói việc chi trả bảo hiểm cho sinh mạng của 298 người và các nghĩa vụ pháp lý khác sẽ rất phức tạp và kéo dài.
Theo Reuters, sẽ rất dễ để các nhà điều tra xác định xem máy bay bị tên lửa bắn hay rơi vì lý do nào khác. Nhưng chuyên gia hàng không Robert Cohn ở Mỹ đặt câu hỏi: “Và rồi phần hấp dẫn sẽ là truy tìm kẻ thủ ác. Liệu anh có đi kiện được quân nổi dậy không?”.
Chính quyền Kiev cáo buộc quân ly khai thân Nga bắn tên lửa làm MH17 rơi nhưng các lãnh đạo quân ly khai thân Nga bác bỏ điều này. Giờ thì việc ai trong số các công ty bán bảo hiểm cho Malaysia Airlines đứng ra chi trả bảo hiểm sẽ còn phụ thuộc vào việc liệu MH17 được xác định bị rơi có phải do hành động phá hoại hay không.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
- Sấm sét ngày càng nhiều, tại sao?
- 200 năm huyền thoại kênh Vĩnh Tế
- ”"Thần đèn" Nguyễn Văn Cư dời thành công cổng đền nặng hơn 100 tấn đi được 63 mét
- Cỏ Pili - Loại cỏ đặc biệt biết chuyển động khi bị ướt
- Phát hiện “thần điểu" giống khủng long bạo chúa T-rex
- Nguy cơ băng ở Bắc Băng Dương biến mất sớm hơn dự báo
- Linh vật SEA Games 31 - loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới
- Hoa ưu đàm "3.000 năm xuất hiện một lần" có thật không?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.