Lạ lùng nấm như tổ chim, san hô
(17:32:11 PM 19/07/2020)(Tin Môi Trường) - Nấm có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Đa phần các loại nấm đều không thể nhìn thấy được vì chúng sống trong đất, chất mùn, xác sinh vật. Những loại nấm nhìn được bằng mắt thường thì đa số kỳ lạ.
>> Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam >> Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải >> Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam >> Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long >> Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định
Trong các khu rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới, bạn có thể bắt gặp những chiếc ly nhỏ màu đỏ cam trên thân cây mục - Ảnh: NEWS.CGTN
Nấm ly nước
Trong các khu rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới, bạn có thể bắt gặp những chiếc ly nhỏ màu đỏ cam trên thân cây mục. Hình dạng lạ mắt của chúng làm bạn nhớ đến nhiều thứ như chiếc cốc, pít tông đảo ngược hay thậm chí là cốc kinh nguyệt.
Thực tế, đó không phải những chiếc ly mà là những sợi nấm ly. Nấm ly không phải là tên chính thức nhưng các nhà khoa học quen gọi chúng theo cách đó để dễ phân biệt với những loại nấm mũ khác.
Không ai ăn chúng, ngoại trừ một số loài được dùng làm mồi câu cá - Ảnh: NEWS.CGTN
Nấm ly nhỏ xíu, thường có đường kính 2-4 cm, chỉ lớn hơn móng tay một chút. Màu sắc của nó dao động từ vàng đến cam, đỏ và một số loài có màu sắc pha các sợi sọc.
Hình dạng độc đáo như ly nước của chúng mang ý nghĩa đặc biệt với việc sinh sản. Cứ sau mỗi cơn mưa, những cây nấm này thường chứa đầy nước, gây áp lực lên bào tử.
Khi nước bay hơi dần và áp suất được giải phóng, các bào tử sẽ thoát ra và lan rộng ra nhiều nơi hơn. Nhiệm vụ sinh sản của nấm ly nhờ đó được hoàn thành.
Nấm tổ chim
Một nấm tổ chim - Ảnh: NEWS.CGTN
Ban đầu, khi nấm còn nhỏ, cả "chiếc tổ" sẽ được bọc bằng một lớp màng màu trắng. Khi nấm lớn dần, lớp màng này bị rách và những "quả trứng" màu xám đen hoặc nâu sẫm được tiếp xúc với không khí.
Các bào tử sinh sản lúc này cũng thoát ra ngoài theo không khí và tiếp tục một vòng đời mới.
Quá trình sinh sản của nấm tổ chim cũng phụ thuộc nhiều vào mưa. Khi những sợi mưa rơi xuống "tổ" sẽ tạo lực đẩy đánh bật các bào tử bay ra xa - Ảnh: VCG
Nấm tổ chim thường xuất hiện bên cạnh gỗ mục hoặc phân động vật hoai mục, có hình dạng giống hệt một tổ chim với 2-4 "quả trứng" bên trong.
Mỗi nấm tổ chim chỉ rộng khoảng 4-8 mm, được tìm thấy ở các vùng nhiệt đới và ôn đới.
Nấm mực
Nấm mực, còn được gọi là nấm tóc giả luật sư, là một loại nấm phổ biến thường thấy mọc trên bãi cỏ và khu vực rác thải.
Ban đầu nấm mực có hình trụ tròn màu trắng, sau đó phần mũ sẽ mở ra, chuyển dần sang màu đen và tiết ra một chất dịch giống như giọt mực chứa đầy bào tử.
Điều đặc biệt là loại nấm này sẽ héo rũ trong vài giờ sau khi được hái hoặc giải phóng bào tử.
Nấm san hô trên mặt đất
Nấm san hô tím - Ảnh: VCG
Niềm tin rằng san hô chỉ sống dưới đại dương sẽ thay đổi khi bạn nhìn thấy loại nấm này
Không giống các loại nấm thông thường có cuống và mũ, nấm thuộc họ Clavariaceae có hình dạng giống san hô. Chúng thường dài 5-12cm và rộng 2-8cm.
Nấm san hô vàng - Ảnh: VCG
Mặc dù có màu sắc rực rỡ, nấm san hô không có mùi đặc biệt. Nó có thể ăn được với số lượng nhỏ và có vị như củ cải và dưa chuột. Màu sắc của chúng có thể biến thành màu xám hoặc nâu theo thời gian hoặc sau mưa.
Bạn có thể tìm thấy nấm san hô ở Úc, New Zealand, Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Châu Á.
Nấm váy cô dâu
Không chỉ con người, nấm cũng muốn 'làm đẹp' - Ảnh: VCG
Sống ở vùng nhiệt đới, nấm phallus indusiatus mọc trên những thân gỗ mục trông chẳng khác nào một cô dâu trong ngày trọng đại của mình.
So với các loại nấm hình chuông khác, nấm phallus indusiatus gây chú ý với tấm mạng lưới màu trắng bất ngờ mọc ra trong đêm và tồn tại chỉ trong khoảng 10 giờ đồng hồ.
Chiều dài của tấm choàng này dao động từ 7-25cm.
Để giải phóng bào tử của nó, dưới nắp của nấm phallus indusiatus có chứa một chất nhầy thu hút côn trùng. Khi côn trùng chui vào bên trong lưới, các bào tử sẽ dính vào thân và được chúng mang đi nơi khác.
MINH HẢI (Tổng hợp)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
- Sấm sét ngày càng nhiều, tại sao?
- 200 năm huyền thoại kênh Vĩnh Tế
- ”"Thần đèn" Nguyễn Văn Cư dời thành công cổng đền nặng hơn 100 tấn đi được 63 mét
- Cỏ Pili - Loại cỏ đặc biệt biết chuyển động khi bị ướt
- Phát hiện “thần điểu" giống khủng long bạo chúa T-rex
- Nguy cơ băng ở Bắc Băng Dương biến mất sớm hơn dự báo
- Linh vật SEA Games 31 - loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới
- Hoa ưu đàm "3.000 năm xuất hiện một lần" có thật không?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.