Kỳ nhông teo nhỏ: Lỗi do biến đổi khí hậu?
(16:39:13 PM 27/03/2014)kỳ nhông. Ảnh: EP
Một nghiên cứu mới đã kiểm tra mẫu vật kỳ nhông lấy được ở dãy núi Appalachian từ năm 1957-2007 và kỳ nhông hoang dã tại các địa điểm tương tự từ năm 2011-2012, những con kỳ nhông được nghiên cứu từ năm 1980 trở đi trung bình nhỏ hơn 8% so với kỳ nhông thập kỷ trước. Những thay đổi rõ nét nhất được thấy ở phía nam dãy núi Appalachia ở độ cao thấp - nơi mà thời tiết được ghi nhận là ấm và khô nhất.
“Đây là một trong những sự thay đổi có tần suất lớn và nhanh nhất từng được ghi nhận trong tất cả các loài động vật,” Karen R. Lips, giáo sư sinh học tại Đại học Maryland và là tác giả chính của nghiên cứu cho biết. “Chúng tôi không biết chính xác làm thế nào hay tại sao nó xảy ra, nhưng dữ liệu của chúng tôi cho thấy điều này rõ ràng có liên quan tới biến đổi khí hậu."
Nghiên cứu này được tiến hành bởi giáo sư Đại học Maryland, Richard Highton. Ông đã bắt đầu thu thập kỳ nhông ở dãy núi Appalachian vào năm 1957. Các khu vực địa chất cổ đại của rừng nhiệt đới ẩm và lịch sử tiến hóa lâu dài tạo nên một điểm nóng toàn cầu của một loạt các loài kỳ nhông. Highton đã thu thập hàng trăm ngàn loài kỳ nhông, hiện nay ông đang bảo quản tại Trung tâm dịch vụ bảo tàng của Viện Smithsonian ở Suitland, MD.
Từ mùa hè năm 2011 tới mùa xuân năm 2012, Lips và học sinh của mình đã tiến hành bắt, đánh giá và lấy mẫu ADN từ loài kỳ nhông hoang dã tại 78 địa điểm thu thập của Highton tại Maryland, Virginia, Tây Virginia, Tennessee, và Bắc Carolina. Sử dụng kỹ thuật tương đối mới để phân tích ADN từ mẫu vật bảo quản, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm trên những con kỳ nhông của Hinghton để kiểm tra bệnh dịch.
Lips nhận thấy hầu như không có bệnh nấm trong mẫu vật được bảo quản hay trong các con kỳ nhông còn sống. Nhưng khi cô so sánh kích cỡ với kỳ nhông hoang dã hiện nay, sự khác biệt được thể hiện rõ rệt.
Từ năm 1957 đến 2012, sáu loài kỳ nhông đã nhỏ hơn đáng kể, trong khi chỉ có một loài lớn hơn một chút. Tính trung bình, mỗi thế hệ nhỏ hơn so với thế hệ cha mẹ 1%.
Các nhà nghiên cứu so sánh những thay đổi trong kích cỡ cơ thể với vị trí và độ cao nơi ở của chúng cùng với nhiệt độ và lượng mưa. Họ nhận thấy loài kỳ nhông sụt giảm nhiều nhất tại các địa điểm phía nam, nơi có nhiệt độ tăng cao và lượng mưa giảm so với nghiên cứu 55 năm.
Để tìm hiểu biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến động vật ra sao, các nhà sinh vật học của Đại học Clemson Michael W. Sears sử dụng một chương trình máy tính để tạo ra một giống kỳ nhông nhân tạo, cho phép ông ước tính hoạt động hàng ngày điển hình và số lượng calo đốt cháy của kỳ nhông. Sử dụng các bản ghi thời tiết chi tiết cho các địa điểm nghiên cứu, Sears đã có thể mô phỏng các hành vi theo từng phút của từng con kỳ nhông, dựa trên điều kiện thời tiết tại các địa điểm mà chúng sống trong suốt cuộc đời. Các mô phỏng cho thấy loài kỳ nhông hiện đại cũng hoạt động tương tự tổ tiên của chúng. Nhưng để duy trì hoạt động đó, chúng phải đốt cháy năng lượng nhiều hơn 7 – 8% .
Hoạt động trao đổi chất của loài động vật máu lạnh xảy ra nhanh hơn khi nhiệt độ tăng, Sears giải thích.
Để có thêm năng lượng, kỳ nhông phải đánh đổi, Lips nói. Chúng có thể dành nhiều thời gian tìm kiếm thức ăn hoặc nghỉ ngơi trong ao mát và dành rất ít thời gian tìm kiếm bạn tình. Bước tiếp theo của nhóm nghiên cứu là so sánh các loài koạnhông đang dần nhỏ hơn với những con kỳ nhông đang dần biến mất. Nếu chúng trùng nhau, nhóm nghiên cứu sẽ tiến một bước gần hơn tới nguyên nhân tại sao loài kỳ nhông đang teo lại ở nơi đã từng là một thiên đường của chúng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
- Sấm sét ngày càng nhiều, tại sao?
- 200 năm huyền thoại kênh Vĩnh Tế
- ”"Thần đèn" Nguyễn Văn Cư dời thành công cổng đền nặng hơn 100 tấn đi được 63 mét
- Cỏ Pili - Loại cỏ đặc biệt biết chuyển động khi bị ướt
- Phát hiện “thần điểu" giống khủng long bạo chúa T-rex
- Nguy cơ băng ở Bắc Băng Dương biến mất sớm hơn dự báo
- Linh vật SEA Games 31 - loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới
- Hoa ưu đàm "3.000 năm xuất hiện một lần" có thật không?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.