Kỳ bí hiện tượng "Kim cang bất hoại"
(10:44:11 AM 27/05/2012)
Chết sau 6 ngày sắc mặt vẫn hồng
Các đệ tử theo lời dặn của ngài, đem nhục thân đặt vào một cái chum. Theo thông lệ Phật giáo, đúng 3 năm sau cử hành nghi thức mở chum. Ngày 25/2/2006, khi chum được mở ra, ai nấy đều kinh ngạc khi thấy nhục thân của hòa thượng vẫn nguyên vẹn, sắc mặt tươi như còn sống. Hiện tượng này đã trở thành một thách đố đối với các nhà khoa học.
Đệ tử của hòa thượng Diệu Trí cho biết, trước khi hòa thượng viên tịch 3 ngày có gọi các đệ tử vào nói rằng: "Người xuất gia đến cũng tay không, đi cũng tay không. Sau khi ta đi rồi chẳng có gì để lại cho các con, chỉ để lại hình hài này cũng là vật vô giá đấy".
Sau khi hòa thượng viên tịch đến ngày thứ 6, các đệ tử kiểm tra thân xác sư phụ thấy toàn thân vẫn mềm, sắc mặt vẫn hồng nhuận. Theo lời dặn giữ lại chân thân của thầy, các đệ tử thỉnh pháp sư ở Cửu Hoa Sơn đến làm lễ khâm liệm, đặt hòa thượng vào trong chum theo tư thế tọa thiền (ngồi kiết già). Trong chum có để than củi, gỗ đàn hương và vôi, sau đó phong kín miệng chum lại, đợi đúng 3 năm sẽ mở ra.
Chiếc chum ướp nhục thân sư Diệu Trí. |
Chết sau 3 năm tóc và móng tay vẫn dài ra
Tại sao nhục thân của hòa thượng Diệu Trí không bị hư hoại? Ngay các đệ tử của ngài cũng không thể biết. Họ chỉ biết rằng hòa thượng rất tinh thông về Đông y. Họ nhớ rằng, trước khi viên tịch mười mấy ngày, hòa thượng đã tịch cốc, không ăn gì, mỗi ngày chỉ uống ít nước.
Điều khiến cho mọi người càng thêm kinh ngạc là sau 3 năm viên tịch hai mắt của hòa thượng vẫn mở, còn tóc trên đầu lại dài ra 1,8cm, móng tay cũng dài ra 1cm. Theo quy định nhà Phật, tóc của các hòa thượng không được để dài hơn 1 hạt gạo và sau khi hòa thượng Diệu Trí vãng sinh được 4 ngày thì các đệ tử đã cạo tóc, cắt móng tay cho người trước khi liệm.
Từ ngày 9 - 17/9/2002, ở tuổi 115, sư Diệu Trí vẫn dẫn đầu một đoàn 107 người "hành cước" chiêm bái Phật ở các danh thắng Cửu Hoa Sơn,Thê Hà Tự, Bạch Mã Tự, Thiếu Lâm Tự... Sư Diệu Trí đã nói với pháp sư Điều Trần, trụ trì Thiên Trì Tự ở Cửu Hoa Sơn rằng: "Lão nạp sắp tới sẽ vãng sinh, mong pháp sư quan tâm cho một chút".
Bí quyết dưỡng sinh trường thọ của hòa thượng Diệu Trí là "Tam động, tam tĩnh, tam đạm, tam lạc". Tam động là vận động trí não, tay và chân; Tam tĩnh là tĩnh tâm, tĩnh khí, tĩnh hành; Tam đạm là xem nhẹ quyền lực, xem nhẹ tiền tài, xem nhẹ tuổi tác; Tam lạc là vui giúp đỡ người, vui biết thường đủ, vui với chính mình.
Nhục thân lúc mới đưa ra khỏi chum. |
Khởi nguyên của thuyết "Nhục thân"
Phong tục thờ phụng "Nhục thân Bồ tát" trong Phật giáo Trung Hoa bắt nguồn từ đời Đường. Vào năm Trinh Nguyên thứ 6 (790), thiền sư Nguyên Tế khi 91 tuổi tự biết đã sắp viên tịch bèn trở về Nam Đài Tự ở Hành Sơn, tỉnh Hồ Nam. Thiền sư từ đó không ăn, chỉ dặn đồ đệ sắc thuốc để uống. Thuốc sắc có đến hàng trăm loại do sư hái, mỗi ngày uống đến hơn 10 bát, sau khi uống thì tiểu tiện rất nhiều, mồ hôi ra như tắm. Môn đồ thấy thế đều ra sức khuyên ngăn nhưng sư chỉ cười mà không nói. Uống thuốc liên tục hơn 1 tháng sau thì sư gầy hẳn đi nhưng sắc mặt hồng nhuận, hai mắt sáng rực.
Năm Trinh Nguyên thứ 10, đại sư Nguyên Tế viên tịch trong lúc đang ngồi kiết già đọc kinh. Đệ tử tuân theo lời dặn, để nguyên hơn 1 tháng sau nhục thân của sư vẫn tỏa mùi hương nên không hỏa táng như thông lệ mà đặt di thể đại sư vào quan tài bằng đá. 3 năm sau khi mở quan tài, di thể đại sư vẫn tươi như còn sống, người ta cho là Địa Tạng bồ tát giáng thế nên dát vàng toàn thân để thờ qua hơn ngàn năm.
Năm 1911, gián điệp Nhật Bản là Shiro Watanabe đã đến nơi lưu giữ kim thân của đại sư Nguyên Tế ở cung Hoạt Phật, thị trấn Bộ Văn, Chương Châu, tỉnh Phúc Kiến đưa về Nhật Bản, được coi là "quốc bảo".
Đến nay, nhiều nhà khoa học thế giới thường xuyên tìm đến để chiêm ngưỡng và nghiên cứu. Qua kiểm tra, trong bụng của thiền sư Nguyên Tế không có tạp vật, cơ thể thấm thuốc chống mục, miệng và hậu môn đều được bịt kín, đấy có thể là nguyên nhân cơ bản giúp thi thể không bị hủy hoại. Nhưng cho đến nay, các nhà nghiên cứu cũng chưa thể kết luận là trước khi viên tịch thiền sư đã sử dụng những loại thảo dược gì để bảo dưỡng nhục thân.
"Nhục thân" vốn là từ dùng để chỉ xác thân huyết nhục do cha mẹ tạo ra. Nhưng trong Phật giáo, "nhục thân" là chỉ "toàn thân xá lợi", tức là các bậc cao tăng hay đại thiện tri thức sau khi viên tịch thì thân xác của họ vẫn nguyên vẹn, không bị ảnh hưởng bởi sự biến đổi của thời gian, không gian mà hư hoại, tan nát, thành tựu "Kim Cang bất hoại chi thân".
Đắp y cho kim thân
Hòa thượng Diệu Trí tục danh là Thái Tùng Thương, quê ở Phúc Châu, sinh vào năm Quang Tự thứ 14 đời Thanh, tức năm 1888, sống qua 3 thế kỷ. Từ nhỏ đã theo thầy học thuốc, tu pháp môn Dược Sư, chuyên cần học hỏi, y thuật rất tinh thông, một đời cứu người rất nhiều, trước khi viên tịch 4 ngày vẫn còn hành y. Hòa thượng là người rất nhiệt tâm với các việc công ích như cứu trợ, khuyến học, nuôi dưỡng người tàn tật, trẻ mồ côi, trồng rừng, bảo vệ động vật hoang dã... Hòa thượng thân thể khoẻ mạnh, chưa từng đau ốm, mỗi năm kiểm tra đều không phát hiện ra bệnh. Năm 2000, hòa thượng được 113 tuổi, được bình chọn là "Người cao tuổi mạnh khoẻ nhất thế kỷ" lần thứ 5 của Trung Quốc.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
- Sấm sét ngày càng nhiều, tại sao?
- 200 năm huyền thoại kênh Vĩnh Tế
- ”"Thần đèn" Nguyễn Văn Cư dời thành công cổng đền nặng hơn 100 tấn đi được 63 mét
- Cỏ Pili - Loại cỏ đặc biệt biết chuyển động khi bị ướt
- Phát hiện “thần điểu" giống khủng long bạo chúa T-rex
- Nguy cơ băng ở Bắc Băng Dương biến mất sớm hơn dự báo
- Linh vật SEA Games 31 - loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới
- Hoa ưu đàm "3.000 năm xuất hiện một lần" có thật không?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.