»

Thứ năm, 21/11/2024, 16:09:24 PM (GMT+7)

Khủng long không phải động vật trên cạn?

(08:38:14 AM 06/04/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- Một bí ẩn luôn khiến các nhà sinh vật học đau đầu là vì sao, những con khủng long khổng lồ thống trị Trái đất cách đây hàng chục triệu năm lại sở hữu đôi bàn chân quá bé, trong khi phần đuôi lại quá to.
Những đặc điểm này hiển nhiên không hề lý tưởng cho việc di chuyển trên mặt đất. Mới đây, một nhà nghiên cứu thuộc Đại học Cambridge (Anh) tuyên bố đã tìm ra câu trả lời: đó là vì khủng long thực ra sống ở... dưới nước chứ không phải trên cạn.
 
Giả thuyết mới tin rằng, khủng long chủ yếu sống ở dưới nước.

 

 

Nhà tế bào học Brian Ford tin rằng, phần lớn thời gian khủng long sẽ lội qua các vùng hồ có độ sâu từ 3-9m và chính chiếc đuôi khổng lồ đã giúp chúng bơi được. Một trong những luận điểm mà Ford đưa ra là dù khoa học đã tìm thấy nhiều dấu chân do khủng long để lại, nhưng dấu vết từ đuôi thì lại cực ít.

 
“Việc nghĩ về khủng long như những sinh vật dưới nước sẽ giúp giải thích mọi chuyện”, Ford tuyên bố. Trong giả thuyết mang tính hoàn toàn mới này, Ford tin rằng những chiếc đuôi là công cụ hỗ trợ bơi tuyệt vời cho những con khủng long ngoại cỡ. “Chỉ có vậy mới giải thích được vì sao nhiều con khủng long nặng tới 100 tấn nhưng lại chỉ đứng trên đôi chân rất nhỏ. Trong khi ấy, những loài động vật lớn nhất hiện nay như voi và tê giác đều có 4 chân”.
 
Tương tự, chỉ có giả thiết rằng khủng long sống dưới nước mới giải thích được vì sao đuôi chúng quá cỡ, trong khi đuôi voi và tê giác rất nhỏ.
Tuyên bố trên Tạp chí Khoa học Laboratory News, Ford tuyên bố “Tôi dám chắc rằng khủng long chủ yếu sống dưới nước. Cơ thể cồng kềnh của chúng sẽ dễ dàng xoay trở hơn khi ở trong môi trường nước”.
 
Nhà nghiên cứu Brian Ford cho rằng chính chiếc đuôi quá khổ sẽ giúp khủng long bơi tốt trong nước. 

 

Nước sẽ giúp đỡ bớt trọng lượng cơ thể nặng nề, điều hòa thân nhiệt và cung cấp nhiều thức ăn cho khủng long, Ford giải thích thêm. Tuy vậy, khoa học cũng đã biết rằng chỉ có một số loài khủng long cỡ lớn như spinosaurus ăn cá, còn đa số chúng đều chỉ ăn lá cây (ngoại trừ khủng long bạo chúa T-Rex).

Mặc dù vậy, Tiến sĩ Paul Barrett của Viện bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London (Anh) đã lên tiếng phản bác giả thiết của Ford. Theo Tiến sĩ Barrett, ý tưởng khủng long sống dưới nước đã từng rất phổ biến trong những năm 20, nhưng từ thập kỷ 60, người ta đã giải thích được rằng đôi chân khủng long có sức mạnh cơ bắp “dư thừa” để có thể di chuyển dễ dàng trên mặt đất. Việc thả chúng xuống nước sẽ khiến khủng long gặp khó khăn khi hô hấp và khó di chuyển, bởi đáy hồ toàn là bùn đặc.
Trọng Cầm/ Vietnamnet
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Khủng long không phải động vật trên cạn?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang

Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang Tin ảnh

(Tin Môi Trường) - Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi tại thôn Giữa, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là một báu vật thiên nhiên quý hiếm, đang được bảo tồn trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng này. Đây là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn thu hút du khách từ nhiều tỉnh, thành tới thăm quan.

Tin Môi Trường
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

VACNE 30 năm
Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI