Khi băng tan chảy Trái Đất có hình dạng như thế nào?
(08:45:12 AM 15/11/2013)
1. Bắc Mỹ
Toàn bộ bờ biển Bắc Mỹ ở Đại Tây Dương sẽ biến mất cùng với bang Florida của Mỹ. Khu vực đồi núi ở San Francisco, California sẽ trở thành một cụm đảo và thung lũng trung tâm Central Valley trở thành một vịnh biển khổng lồ. Phần đánh dấu là bờ biển thời điểm hiện tại sẽ chìm dưới mặt nước biển khi băng tan chảy.
2. Nam Mỹ
Lưu vực sông Amazon ở phía bắc và lưu vực sông Paraguay sẽ trở thành vùng biển của Đại Tây Dương. Toàn bộ thủ đô Buenos Aires của Argentina, vùng bờ biển Uruguay và đất nước Paraguay nhiều khả năng sẽ bị xóa sổ. Diện tích núi sẽ tồn tại dọc theo bờ biển Caribbe và Trung Mỹ.
3. Châu Phi
So với các châu lục khác, diện tích đất mà Châu Phi có thể mất đất khi mực nước biển dâng lên sẽ ít hơn. Tuy nhiên, nhiệt độ Trái Đất tăng lên có thể khiến nhiều nơi ở châu lục này không thể sinh sống được. Tại Ai Cập, thủ đô Cairo và thành phố ven biển Alexandria sẽ bị biển Địa Trung Hải nhấn chìm.
4. Châu Âu
Thảm họa ở Châu Âu khi mực nước biển tăng được dự đoán là tương đối tàn khốc khi thủ đô London của Anh, thành phố Venice cùng toàn bộ đất nước Hà Lan và Đan Mạch sẽ bị nhấn chìm. Trong khi đó, biển Địa Trung Hải, biển Đen và biển Caspi không ngừng mở rộng diện tích lấn sâu vào đất liền.
5. Châu Á
Một phần của Trung Quốc và một phần không nhỏ của Việt Nam, nơi sinh sống của hàng trăm triệu người sẽ bị ngập nước. Ngoài ra, toàn bộ Bangladesh và phần lớn bờ biển Ấn Độ cũng bị nhấn chìm bởi mực nước biển. Khu vực đồng bằng hạ lưu của sông Mekong cũng chịu ảnh hưởng tương tự và khu vực đồi núi Cardamon ở Campuchia bị nước biển tách ra thành một hòn đảo lớn.
6. Châu Đại Dương
Mực nước biển dâng cao sẽ hình thành một biển đảo mới, tuy nhiên khiến khu vực này mất nhiều dải đất hẹp ven biển, nơi phần lớn người dân Australia hiện nay sinh sống.
7. Tây Nam Cực
Cũng như các khối băng ở đảo Greenland, hiện tượng ấm lên toàn cầu tác động vào các lớp băng ở tây Nam Cực làm tan chảy các lớp băng theo thời gian. Kể từ năm 1992 cho đến nay, mỗi năm trung bình có khoảng 65 triệu tấn băng tan chảy ở khu vực này.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
- Sấm sét ngày càng nhiều, tại sao?
- 200 năm huyền thoại kênh Vĩnh Tế
- ”"Thần đèn" Nguyễn Văn Cư dời thành công cổng đền nặng hơn 100 tấn đi được 63 mét
- Cỏ Pili - Loại cỏ đặc biệt biết chuyển động khi bị ướt
- Phát hiện “thần điểu" giống khủng long bạo chúa T-rex
- Nguy cơ băng ở Bắc Băng Dương biến mất sớm hơn dự báo
- Linh vật SEA Games 31 - loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới
- Hoa ưu đàm "3.000 năm xuất hiện một lần" có thật không?
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
(Tin Môi Trường) - Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi tại thôn Giữa, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là một báu vật thiên nhiên quý hiếm, đang được bảo tồn trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng này. Đây là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn thu hút du khách từ nhiều tỉnh, thành tới thăm quan.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Phú Yên lập Công viên địa chất để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.