»

Thứ bảy, 18/01/2025, 18:26:30 PM (GMT+7)

Khám phá câu chuyện kỳ thú về khỉ đầu chó (kỳ 1)

(11:09:24 AM 08/11/2014)
(Tin Môi Trường) - Trải qua dịch bệnh, một đàn khỉ đầu chó ở châu Phi thay đổi tập tính, trong khi con khỉ Robinson ở Zimbabwe mắc kẹt trên đảo hoang trong 8 năm, đối mặt với nguy cơ bị lũ cuốn trôi.

Những con khỉ chỉ hiểu tiếng Pháp


Khám[-]phá[-]câu[-]chuyện[-]kỳ[-]thú[-]về[-]khỉ[-]đầu[-]chó[-](kỳ[-]1)
Những con khỉ đầu chó khiến nhân viên sở thú bối rối vì chúng chỉ hiểu tiếng Pháp. Ảnh minh họa: Blogspot.com


Nhân viên tại Trung tâm Bảo tồn Port Lympne ở hạt Kent, Anh, gặp chút rắc rối. Gần đây, họ nhận thêm 19 con khỉ đầu chó từ Sở thú Paris, Pháp. Khi họ bảo chúng ăn hay đưa ra các mệnh lệnh khác, những con khỉ có vẻ bối rối.

Sau đó, các nhân viên nhớ ra chúng đến từ Pháp và chỉ mới tiếp xúc với tiếng Pháp, The Guardian đưa tin. Vì thế, những con khỉ đầu chó đã quen với việc nghe các câu lệnh với giọng điệu lãng mạn. Đương nhiên, chúng không thực sự hiểu tiếng Pháp mà chỉ biết kết hợp âm thanh với các mệnh lệnh tương tự. Ví dụ, khi nhân viên nói "dejeuner", chúng hiểu giờ ăn trưa đã đến.

Do đó, các nhân viên có hai lựa chọn, dạy những con khỉ tiếng Anh hoặc họ chuyển sang nói tiếng Pháp. Vì việc dạy chúng không thể "hiểu" tiếng Anh không dễ dàng, họ lựa chọn phương án thứ hai. Đó là lý do khách tham quan tại Port Lympne thường nghe thấy một vài nhân viên la hét "bonjour" với những con khỉ đầu chó.

Những con khỉ chung sống hòa bình


Khám[-]phá[-]câu[-]chuyện[-]kỳ[-]thú[-]về[-]khỉ[-]đầu[-]chó[-](kỳ[-]1)

Nhũng con khỉ đầu chó ở hệ sinh thái Serengeti chung sống với nhau trong hòa binh. Ảnh minh họa: wordpress.com


Khỉ đầu chó là một trong những loài động vật hung dữ nhất với răng nanh sắc như dao cạo. Theo Robert Sapolsky, giáo sư sinh học, thần kinh học và giải phẫu thần kinh tại Đại học Stanford, Mỹ, đàn khỉ đầu chó là "ví dụ điển hình cho xã hội có giai cấp, do nam giới thống trị, cực kỳ hung hăng" và chúng vẫn luôn cấu xé lẫn nhau.

Robert Sapolsky là một nhà thần kinh học, ông dành nhiều thời gian để nghiên cứu về khỉ đầu chó tại hệ sinh thái Serengeti ở châu Phi. Đời sống hoang dã của khỉ đầu chó là minh chứng đầy đủ cho việc sự căng thẳng ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội. Những con đực đánh nhau mọi lúc. Tuy nhiên, nhiều năm trước, một sự kiện đặc biệt đã xảy ra khiến Sapolsky thay đổi cách nhìn về loài này.

Vào những năm 1980, ông theo dõi một bầy khỉ đầu chó. Chúng kiếm ăn tại bãi rác phía sau một nhà nghỉ ở Kenya. Sau vài tháng ăn bánh mỳ, khoai tây chiên và trái cây, những con khỉ nhiễm bệnh lao bò. Bệnh ăn mòn bàn tay, buộc chúng phải di chuyển bằng khuỷu tay. Hầu hết con đực trong đàn chết.

Sapolsky nhận ra một số điều kỳ lạ. Khi không có con đực ở đó, những con cái hành động tách biệt. Nhưng khi một con đực mới gia nhập vào đàn, 6 ngày sau, những con cái bắt đầu chải lông cho nó. Trước đó, những con cái sẽ tỏ ra lạnh nhạt với con đực mới vì thành viên mới luôn có địa vị thấp nhất trong đàn. Những con đực cũ thường xuyên đánh nó và sẽ đánh luôn những con cái chải chuốt cho nó, theo Radiolab.

Thông thường, sau 3 tháng, những con cái mới được phép vệ sinh bộ lông cho con đực. Tuy nhiên, đối với đàn mà Sapolsky quan sát, vì không có thành viên đực cũ, chúng không phải lo lắng về hậu quả và bắt đầu chải chuốt những con đực mới sớm hơn nhiều. Hành vi này khiến các thành viên mới trở nên ôn hòa. Về cơ bản, các thành viên đực mới nhanh chóng hòa hảo với những con đực khác.

Thậm chí, những con đực cũng chải chuốt cho nhau. Theo Sapolsky, đây là một chuyện cực kỳ hiếm. Nhìn chung, khỉ đầu chó đực không thích hợp với công việc bắt bọ chét và chải lông hộ con khác, nhưng trong đàn khỉ đặc biệt ở Serengeti, tất cả đều là bạn bè.

Điều thực sự đáng ngạc nhiên là qua 20 năm, khi số lượng con đực đã tăng lên nhiều, đàn khỉ mà Sapolsky quan sát vẫn chung sống hòa bình. Chúng loại bỏ những hành vi gây hấn ra khỏi đàn. Điều này mang lại hy vọng cho vị giáo sư, không chỉ đối với khỉ đầu chó mà còn với nhân loại. Nếu những con khỉ có thể tự vượt qua bản chất bạo lực, con người cũng có thể.

Khỉ đầu chó mắc kẹt trên đảo hoang

Khám[-]phá[-]câu[-]chuyện[-]kỳ[-]thú[-]về[-]khỉ[-]đầu[-]chó[-](kỳ[-]1)

Robinson mắc kẹt trên đảo hoang trong 8 năm qua. Ảnh: BBC

Robinson, một con khỉ đầu chó Chacma sống trong Vườn Quốc gia Mana Pools ở Zimbabwe, là con khỉ đáng buồn nhất châu Phi. Trước đây, nó từng là một con khỉ đầu đàn đầy quyền uy.

8 năm trước, mọi thứ thay đổi. Một ngày, Robinson nhận ra nó mắc kẹt trên một hòn đảo nhỏ ở giữa sông Zambezi. Người ta đoán có thể nó đã đi đến hòn đảo trong mùa khô và mắc kẹt ở đó. Số khác cho rằng Robinson bơi đến đảo khi đang cố chạy trốn khỏi một con mèo đói. Dù sao, nó vẫn mắc kẹt ở đó và không thể trở lại, BBC cho hay.

Nhân viên Vườn Quốc gia và các nhà quản lý động vật hoang dã quyết định không giúp Robinson. Theo họ, con người không nên can thiệp vào công việc của Mẹ Thiên nhiên. Một số du khách cố gắng cứu chú khỉ tội nghiệp nhưng đều thất bại. Một người đàn ông thậm chí còn xuất hiện trên chiếc thuyền chở đầy chuối với hy vọng sẽ dụ dỗ Robinson lên thuyền. Song, vì một lý do nào đó, con khỉ không hứng thú với thuyền chuối.

Thật không may, số phận của Robinson đã được định sẵn. Nó sẽ chết đói vì thực phẩm cạn kiệt (con khỉ sống nhờ ăn rễ cây, cỏ và trứng chim) hoặc lũ lớn sẽ cuốn trôi nó. Đập Kariba Dam là một công trình nhân tạo nằm ở thượng nguồn sông Zambezi. Nền móng của nó đã hư hại, sớm hay muộn, con đập sẽ sụp đổ. Khi đó, Robinson không còn lựa chọn nào ngoài việc cố bơi để thoát chết.

Người ta hy vọng chính phủ Zimbabwe sẽ sửa chữa con đập và Robinson đủ dũng cảm để trở lại bờ. Cho đến lúc đó, nó chỉ có thể nhìn chằm chằm vào con sông, xem các thành viên trong đàn lấy nước vào mỗi tối và khóc cho vị vua mất tích của chúng.

Nguyễn Sương/ Tri thức trực tuyến
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Khám phá câu chuyện kỳ thú về khỉ đầu chó (kỳ 1)

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Tin Môi Trường
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

VACNE 30 năm
 Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI