Kairouan - thành phố tâm linh
(12:16:11 PM 13/03/2012)Cũng giống như các thành phố khác của Tunisia, khu phố cổ (thường được gọi là Medina) của Kairouan là những con ngõ hẹp nối chằng chịt với nhau và thông ra những con phố khác. Sự hun hút và ngoằn ngoèo của những con đường bên trong Medina luôn làm du khách cảm thấy bối rối và nhầm lẫn, bởi vì ít khi định dạng ra được đâu là con đường mình đã đi qua và đâu sẽ là nơi cuối cùng.
Bên trong phòng cầu nguyện ở Đại Thánh Đường Hồi Giáo Kairouan - Ảnh: linhnc2005 |
Sạch, xanh và sự yên bình
Những con đường lát đá đặc trưng có từ những năm 670 sau Công nguyên chạy hun hút sâu, nối liền những con hẻm nhỏ chằng chịt tạo thành một thế trận đồ bát quái bên trong. Tất cả đều sạch sẽ với những thùng đựng rác được đặt trước cửa nhà.
Nhưng cuốn hút tôi nhất có lẽ là những cánh cửa trên những ngôi nhà với nhiều bức tường thấm đẫm rêu phong. Từ cửa ra vào cho đến những thanh sắt trên cửa sổ, tất cả đều có màu xanh. Một kiến trúc rất “Địa Trung Hải” mặc cho Kairouan nằm khá xa vịnh Tunis.
Người Kairouan vẫn thế, luôn giữ lại cho mình một chút gì đó đặc trưng mặc cho thời gian vẫn lướt qua. Cánh cửa chính ra vào ngôi nhà là nơi để họ có thể giúp tôi hiểu hơn về văn hóa của mình, đồng thời giúp gia chủ giữ được nét đặc trưng đó. Một sự đa dạng về kiến trúc và nghệ thuật khi tôi bắt đầu tìm hiểu văn hóa của họ qua những cánh cửa chính.
Tôi yêu cái “sạch” và “xanh” khi vừa đặt chân đến khu phố cổ Kairouan.
Những ô cửa màu xanh - Ảnh: linhnc2005 |
Kiến trúc đặc trưng của người Kairouan trên những cánh cửa chính - Ảnh: linhnc2005 |
Ánh nắng chiều tà của những ngày mùa đông bắt đầu nhen nhúm sau một buổi sáng đầy mây đen trên bầu trời. Những tia nắng ấm áp len lỏi qua từng khu phố, góc nhà, làm Kairouan như bừng tỉnh sau một ngày ngủ vùi trong giá rét.
Nhưng sự bừng tỉnh đó cũng không làm cho Kairouan mất đi sự yên bình vốn có. Thỉnh thoảng đâu đó, chỉ nghe những bước chân nhẹ nhàng của những cư dân bản xứ len lỏi qua những ngõ hẻm vắng, hay những tiếng vít vít theo vòng quay những chiếc xe đạp của chú bé đang chạy vội đến lò bánh mua bánh mì về cho bữa ăn tối của gia đình.
Những câu chào hỏi nhau “Seleman - xin chào” và nụ cười thật tươi trên đôi môi những người hàng xóm khi gặp nhau luôn khe khẽ nhưng vẫn đủ độ nồng ấm. Những chiếc máy dệt thảm bằng tay - một nghề truyền thống nổi tiếng của người Kairouan - luôn hoạt động vừa đủ với những âm thanh phát ra… Tất cả dường như không muốn phá đi sự yên bình vốn có của thành phố, mà muốn nó rơi vào sự tĩnh lặng cùng với thời gian.
Du lịch cần sự yên tĩnh để đánh giá và chiêm nghiệm lại bản thân mình và tôi tìm thấy ở Kairouan điều đó.
Thảm là "đặc sản" của thành phố Kairouan - Ảnh: linhnc2005 |
Thân thiện và hiếu khách
Những cánh cửa màu xanh luôn cuốn hút tôi bởi những đường nét và kiến trúc hoa văn trên đó. Bất chợt nhìn lại, tôi không thể định vị được vị trí của mình hiện tại bởi đã bị cuốn vào những con ngõ hẹp ngoằn ngoèo. Tôi đã mất phương hướng cho các điểm tham quan tiếp theo nằm trong bát quái trận đồ.
Tôi yêu lắm cái cách mà người địa phương chỉ đường “đến nơi đến chốn” cho mình bằng những cử chỉ trên tay. Nhiệt tình hơn, họ còn tìm kiếm một người nào có thể nói tiếng Anh để giúp tôi.
Bỏ công việc đang làm là quét những chiếc lá rơi rụng trước khoảng sân vắng trong những ngày mùa đông, anh thanh niên trẻ dẫn tôi đến tận từng nơi để tham quan các điểm mà tôi cần đến. Các ngõ hẹp không còn bí hiểm nữa khi có người địa phương đi cùng. Những địa điểm thú vị để tham quan như: nhà thờ 3 cửa, giếng nước Barouta, trường dạy kinh Quran Medressas… được tôi hiểu một cách rõ hơn khi anh giới thiệu một cách rành mạch.
Không chỉ có những cư dân địa phương thể hiện sự mến khách, những anh taxi có thể nói được nhiều thứ tiếng khác nhau cũng thể hiện sự thân thiện của mình qua một hình thức khác đối với những ai đã lạc bước đến đây: họ chỉ đường một cách rõ ràng nếu các điểm đó quá gần không cần phải đi taxi.
Dường như những người dân ở Kairouan đã thấm nhuần trong tư tưởng của họ về ý nghĩa của từ “islam" (hòa bình) và muốn thể hiện ý nghĩa của từ đó cho du khách bằng các hoạt động của chính họ.
Thánh đường Hồi giáo ba cửa ở khu phố cũ - Ảnh: linhnc2005 |
Những cổng chào điển hình ở khu phố cũ - Ảnh: linhnc2005 |
Nơi Thánh đường tâm linh
Thế kỷ 7, những người Hồi giáo Ả Rập bắt đầu đến vùng đất Bắc Phi để xâm chiếm. Họ chọn Kairouan là thủ đô cho vùng đất Maghreb (bao gồm Marocco, Algeria và Tunisia). Kairouan bắt đầu đóng vai trò là trung tâm văn hóa của vùng đất này. Những trường học dạy kinh Qu’an hay những cuốn kinh Qu’an đầu tiên bắt đầu được xây dựng và viết tại đây.
Những kiến trúc mang đậm nghệ thuật Islam bắt đầu đưa vào các công trình xây dựng. Nổi bật trong các công trình đó chính là Đại Thánh đường Hồi giáo Kairouan (còn được gọi là Sidi Okba) được xây dựng lại vào thế kỷ 9 và được xem là một trong những thánh đường đẹp nhất của vùng Bắc Phi.
Không chỉ khoác lên người những nét đẹp về kiến trúc và nghệ thuật của Islam với những mái vòm hình cung đặc trưng cùng những phù điêu được khắc trên đá, Đại Thánh đường Karouan còn nhắc nhở các cư dân ngàn đời của đất nước Tunisia về thời khắc lịch sử của mình trong quá khứ: toàn bộ 500 cây cột bằng đá cẩm thạch để xây dựng thánh đường được lấy từ vùng đất của người La Mã từng xâm chiếm Tunisia làm thương cảng biển (Carthage) sau khi vua của người Tunisia chiến thắng người La Mã.
Tháp chuông của Đại Thánh đường Hồi giáo Kairouan - Ảnh: linhnc2005 |
Với bề dày lịch sử cùng với những nét đẹp về nghệ thuật Islam, Đại Thánh đường Kairouan được xem như là thành phố tâm linh thứ tư của người Hồi giáo. Nó chỉ xếp sau thánh địa Mecca, thánh đường Medina (đều ở Saudi Arabia) và ngôi đền Mount ở Jerusalem.
Những người không theo Hồi giáo sẽ không được phép bước vào bên trong thánh đường là một chút khó khăn nho nhỏ cho những du khách đến đây. Riêng tôi, nó không phải là vấn đề lớn so với những nét đẹp vốn có của Kairouan.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
- Sấm sét ngày càng nhiều, tại sao?
- 200 năm huyền thoại kênh Vĩnh Tế
- ”"Thần đèn" Nguyễn Văn Cư dời thành công cổng đền nặng hơn 100 tấn đi được 63 mét
- Cỏ Pili - Loại cỏ đặc biệt biết chuyển động khi bị ướt
- Phát hiện “thần điểu" giống khủng long bạo chúa T-rex
- Nguy cơ băng ở Bắc Băng Dương biến mất sớm hơn dự báo
- Linh vật SEA Games 31 - loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới
- Hoa ưu đàm "3.000 năm xuất hiện một lần" có thật không?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.