»

Thứ bảy, 18/01/2025, 22:56:13 PM (GMT+7)

Hổ thay đổi chiến thuật để tránh người

(14:19:20 PM 04/09/2012)
(Tin Môi Trường) - Hoạt động của những con hổ tại Nepal giảm mạnh vào ban ngày và tăng vào ban đêm để giảm thiểu nguy cơ gặp người dân.

 

Một[-]con[-]hổ[-]tại[-]Nepal.[-]Ảnh:[-]treehugger.com.

Một con hổ tại Nepal. Ảnh: treehugger.com.

 

Các loài thuộc họ Mèo, bao gồm hổ và sư tử, di chuyển trong lãnh địa của chúng cả ngày lẫn đêm để săn mồi, giao phối và ngăn chặn những kẻ xâm nhập. Nhưng mới đây Neil Carter, một nhà khoa học của Đại học Michigan tại Mỹ, cùng các đồng nghiệp phát hiện ra rằng những con hổ trong Vườn quốc gia Chitwan của Nepal đã thay đổi thói quen của chúng do sự hiện diện của người, BBC đưa tin.

 

Vườn quốc gia Chitwan nằm trong một thung lũng thuộc dãy núi Himalaya. Khoảng 121 con hổ đang sống ở đây. Người dân sống xung quanh rìa của vườn, song họ thường xuyên lấy củi và cắt cỏ trong rừng để kiếm sống. Vì thế họ thường xuyên đi lại trên những con đường dành cho hổ. Nhóm của Carter đã sử dụng bẫy ảnh để nghiên cứu hành vi của con người, hổ và những loài động vật khác trong khoảng nửa năm. Họ nhận thấy hổ hạn chế di chuyển vào ban ngày và tăng cường hoạt động vào buổi tối. Ngược lại, người dân cũng hiếm khi vào Vườn quốc gia Chitwan khi màn đêm buông xuống.

 

Carter nhận xét rằng các điều kiện trong Vườn quốc gia Chitwan khá thuận lợi đối với hổ - như số lượng con mồi lớn, hoạt động săn bắt trộm hiếm khi xảy ra và các khu rừng ở rìa vườn đang tái sinh. Tuy nhiên, người dân và du khách lại thường xuyên vào vườn.

 

"Hổ cần được tạo điều kiện để có thể hoạt động tự do trong toàn bộ Vườn quốc gia Chitwan nếu chính phủ Nepal muốn chúng tận hưởng tương lai bền vững. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy hổ đã thay đổi thói quen để có thể sử dụng toàn bộ không gian trong vườn", Carter phát biểu.

 

Số lượng hổ giảm tới 97% kể từ đầu thế kỷ 20 tới nay. Giới bảo tồn ước tính thế giới chỉ còn khoảng gần 3.000 con hổ và chúng đang sống trong những không gian chật hẹp. Tránh người là một trong những kỹ năng quan trọng đối với quá trình sinh tồn của hổ ngày nay. 

(Nguồn: Minh Long/ VnExpress)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hổ thay đổi chiến thuật để tránh người

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Tin Môi Trường
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

VACNE 30 năm
 Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI