Hé lộ chuyện tình ái của gấu trúc
(16:04:50 PM 09/04/2012)
Gấu trúc đực là “quý ông” kiên nhẫn trong chuyện tình cảm - Ảnh: AFP
Dù cố gắng đến đâu, các nhà khoa học vẫn phải bó tay trước một trong những thách thức bí ẩn của tự nhiên: khó thuyết phục được gấu trúc siêng năng trong “chuyện ấy”. Dù có nhốt con đực và con cái chung chuồng nhưng chúng lúc nào cũng trong tình trạng uể oải. Giới khoa học nghĩ đủ mọi cách, từ tạo môi trường thoải mái, mở nhạc cổ điển để gấu thư giãn, thậm chí còn dùng đến cách trộn Viagra vào thức ăn, nhưng kết quả chẳng mấy khả quan.
Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đã hé lộ phần nào lý do đằng sau đời sống chăn gối nghèo nàn của sinh vật dễ thương này. Trong khi chu kỳ hoạt động tình dục của con đực phải từ 6 tháng hoặc hơn trong năm, con cái chỉ quan tâm đến chuyện ấy khoảng 24 đến 72 giờ trong suốt 365 ngày, theo báo cáo đăng trên chuyên san Biology of Reproduction.
Chưa hết, con đực phải vượt qua những quãng đường xa xôi trắc trở, xông xáo qua các địa hình khác nhau để tìm được người trong mộng. Đó là diễn biến trong tự nhiên, theo Trưởng nhóm nghiên cứuCopper Aitken-Palmer của Viện Bảo tồn sinh học Smithsonian (SCBI). Mùa giao phối của gấu trúc cái kéo dài từ tháng 2 đến tháng 5 hằng năm. Và mỗi cô nàng chỉ có từ 1 đến 3 ngày để hưởng thụ cho cả năm.
Trong 3 năm, chuyên gia Aitken-Palmer và nhóm của bà đã đánh giá sự liên quan giữa các thay đổi về mùa trong lượng testosterone ở gấu đực, cũng như các yếu tố khác và hành vi sinh sản ở 8 cá thể ở Thành Đô, Trung Quốc. Họ phát hiện không giống như con cái, sự sung sức của gấu đực thay đổi theo thời gian, với sự sản sinh tinh trùng đã bắt đầu từ 3 - 5 tháng trước khi con cái bước vào khoảng thời gian quan trọng nhất trong năm. Và gấu trúc đực hết sức tôn trọng các nàng, không bao giờ “cưỡng bức” gấu cái phải giao phối ngoài khung thời gian từ 24 đến 72 giờ trên, theo đồng tác giả Rebecca Spindler của Công viên Vườn thú quốc gia Smithsonian.
Gấu trúc cái sinh từ 1 đến 2 con theo chu kỳ mỗi năm 2 lần, nên chuyện tăng dân số trong hoang dã là điều khó khăn và diễn ra chậm chạp. Hiện không có đến 1.600 gấu trúc còn sống trong các khu rừng trên núi cao ở miền trung Trung Quốc.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
- Sấm sét ngày càng nhiều, tại sao?
- 200 năm huyền thoại kênh Vĩnh Tế
- ”"Thần đèn" Nguyễn Văn Cư dời thành công cổng đền nặng hơn 100 tấn đi được 63 mét
- Cỏ Pili - Loại cỏ đặc biệt biết chuyển động khi bị ướt
- Phát hiện “thần điểu" giống khủng long bạo chúa T-rex
- Nguy cơ băng ở Bắc Băng Dương biến mất sớm hơn dự báo
- Linh vật SEA Games 31 - loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới
- Hoa ưu đàm "3.000 năm xuất hiện một lần" có thật không?
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
(Tin Môi Trường) - Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi tại thôn Giữa, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là một báu vật thiên nhiên quý hiếm, đang được bảo tồn trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng này. Đây là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn thu hút du khách từ nhiều tỉnh, thành tới thăm quan.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Phú Yên lập Công viên địa chất để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.