Giai thoại quanh ngôi mộ cổ bị xiềng xích
(11:58:53 AM 11/10/2012)(Tin Môi Trường) - Ngôi mộ cổ gắn với lịch sử thời khai hoang lập làng vẫn còn nguyên vẹn nhưng đang bị bỏ hoang.
Bị tru di tam tộc vì dám mặc áo vua
Đến nay, đã mấy thế kỷ trôi qua, mộ ông Tang vẫn tồn tại trong tâm trí người dân xã Long Khánh (Cai Lậy, Tiền Giang) với những giai thoại ly kỳ. Theo lời những bậc cao niên sống dọc theo con rạch Ông Tang thì người nằm dưới ngôi mộ bề thế trên là ông Lê Phước Tang, một bậc phú nông trong vùng.
Được biết, Lê Phước Tang vốn là người đứng đầu dẫn đoàn người từ Đàng ngoài vào Nam khai khẩn đất hoang. Họ lập làng lập ấp và khai sinh ra làng Hòa Thuận (xã Long Khánh, Cai Lậy) ngày nay.
Vốn là một người có tài, ông Lê Phước Tang nhanh chóng ăn nên làm ra và trở thành một phú nông nổi tiếng giàu có. Nhiều người dân trong vùng còn kể về ông như một đại điền chủ có tâm. Ông vẫn thường giúp những người dân nghèo đói. Kể về ông, các bậc cao niên cho biết: Địa phương có rất nhiều giai thoại ly kỳ về ông. Tuy nhiên, gắn bó nhất với mảnh đất này có lẽ là giai thoại ông bị xiềng mả.
Ông Nguyễn Văn Tìm (ngụ xã Long Khánh, huyện Cai Lậy) cho biết: “Chuyện ông Tang bị xiềng mả thì những người có tuổi trong xã ai cũng biết. Khi còn sống, ông Tang giàu có lắm, ruộng đất ăn mấy đời không hết”.
Khi chúa Nguyễn Phúc Ánh (vua Gia Long sau này) thất trận, ông đã chạy vào Nam và dừng lại ở làng Hòa Thuận. Chúa Nguyễn được các bô lão trong làng giới thiệu đến điền trang ông Tang tá túc. Lúc này, ông Tang rất giàu. Do vậy, ông đứng ra lo chu tất cho chúa Nguyễn những ngày chạy nạn và được người hết lòng yêu quý.
Thế nên khi chúa rời đi, người đã tin tưởng gửi lại một số hành lý của mình cho gia đình ông cất giữ. Nhiều tài liệu cũng như người dân còn khẳng định rằng: Ông Tang từng được chúa Nguyễn sắc phong là Khâm sai Cai cơ vì ông đã lo liệu vàng bạc làm lộ phí cho chúa.
Tuy nhiên, cũng từ đây, ông không bao giờ ngờ rằng, chính những ngày tháng gần chúa lại là những ngày khiến cuộc đời ông bị đọa đày mãi mãi. Theo lời các bậc cao niên trong vùng, sau khi chúa đi, ông Tang để lộ việc chúa Nguyễn có để lại hành lý nhờ gia đình giữ gìn. Thế nên, bẵng một thời gian, chúa không quay lại, vì tò mò, hai người con trai của ông là Lê Phước Tánh và Lê Phước Khỏa mở bọc hành lý ra xem.
Thấy bên trong có bộ triều phục bắt mắt cả hai đã mặc vào, dẫn hầu đi thăm ruộng. Bởi Chúa Nguyễn bị quân Tây Sơn đánh tan tác, nên trong tâm trí hai người này không tôn trọng và tỏ ý coi thường. Đến lúc ông Tang qua đời, họ lại đem triều phục khâm liệm cho cha như một vị vua vừa băng hà.
Về sau, khi Nguyễn Ánh phục quốc và lên ngôi vào năm 1802, nhớ ơn xưa, ông ban chỉ tìm Lê Phước Tang tri ân. Tuy nhiên, ông bà Lê Phước Tang đã qua đời. Các bậc cao niên nơi đây cho biết, nếu không có kẻ thù tấu lên vua tội mặc triều phục đi thăm ruộng, khâm liệm cho cha thì Lê Phước Tánh và Lê Phước Khỏa đã được làm quan lớn. Thế nhưng, giấc mơ về ngày đại lễ đã trở thành ngày đại tang.
Theo đó, cơn giận vì bị xem thường, Gia Long ban chỉ tru di tam tộc và tịch thu toàn bộ điền sản của gia đình Lê Phước. Đối với người đã chết, vua lệnh cho người đem xích sắt đến xiềng mả ông bà Lê Phước Tang với tội “dưỡng bất giáo” (có sinh nhưng không dạy).
Giải mã những lời đồn về hai cây thị cổ thụ
Được biết, ngày ông Tang bị xiềng mả, người ta có trồng một cây thị bên ngoài khu mộ. Ý nghĩa của cây thị trên cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến tranh cãi. Theo đó, nhiều bô lão có tuổi khẳng định, cây thị được trồng theo sắc lệnh của vua Gia Long với ý nghĩa khinh khi, miệt thị ông Tang có tài nhưng không có đức.
Một số người khác lại cho rằng cây thị được vua trồng như làm minh chứng sống trường tồn với thời gian cho tội khi quân của gia đình ông Tang. Nhiều người lại chỉ chấp nhận nó như cây cổ thụ cối cùng còn sót lại trong khuôn viên khu mộ như một lớp hàng rào bằng cây ăn trái trước đây.
Tuy nhiên, quan niệm cây thị được trồng theo lệnh của vua với ý nghĩa khinh khi miệt thị, minh chứng sống cho tội khi quân của gia đình ông Tang được nhiều người đồng tình. Theo đó, bản thân hai cây thị cổ thụ trải qua nhiều thế kỷ cũng mang trong mình những giai thoại riêng biệt.
Theo lời ông Tìm, trước đây, các cụ trong xã đều khẳng định: Khu mộ chỉ được trồng một cây thị duy nhất ngay cạnh cửa vào. Thế nhưng về sau lại mọc thêm một cây nữa ngay sát cây thị thứ nhất. Hai cây thị cổ thụ không chênh nhau mấy về tuổi tác cũng như kích thước, rễ bắt sâu vào trong khu mộ.
Cây thị cổ thụ thứ hai là cây con mọc lên từ thân cây thứ nhất và đứng tách ra xa, vươn cao song song với thân cây mẹ. Đây được xem là chuyện vô cùng hy hữu ở loại cây ăn trái này. Người dân nơi đây kính trọng gọi hai cây thị cổ thụ trên là “Thị ông Thị bà”, coi đó là ông bà Tang ngày còn sống.
Trải qua bao nhiêu thăng trầm, hai cây thị cổ thụ vẫn song song tồn tại và cho trái đều đặn. Vào mùa khô, hai cây rụng đến không còn một chiếc lá. Người dân ngỡ nó đã chết nhưng sau những trận mưa, cây lại trổ lá lụa mơn mởn. Theo lời ông Tìm, hai cây thị trên có sức sống vô cùng mãnh liệt.
Theo đó, vào trận lụt lịch sử năm Mậu Ngọ (năm 1978) cả vùng này ngập sâu trong nước. Khu mộ ông Tang và hai cây thị cổ ngâm mình trong cảnh lụt lội hàng tháng trời. Tuy nhiên, “Thị ông, Thị Bà” vẫn xanh tươi hoa lá.
Cũng theo lời người này, trong những năm tháng chiến tranh bom bão đạn phạt ngã, bứng gốc hàng trăm cây cổ thụ khác nhưng tuyệt nhiên không bắn trúng hai cây thị 200 tuổi này.
Ông Tìm cho biết: Khi địch biết quân ta đóng tại đây, chúng đã cho pháo bắn từ tàu vào, cho máy bay thả bom xuống. Những trái bom cày xới đất đai nhưng không trúng mộ và làm hư hại hai cây thị. Mặc dù những cây dừa xung quanh đều bị băm nát, găm đầy mảnh pháo. Duy chỉ có một quả bom rơi xuống và phát nổ trước cửa của khu mộ cách hai cây thị cổ thụ khoảng 2 m.
Hiện giờ vẫn có vết tích là một cái hố và một vài mảnh đạn găm trên tường bao quanh khu mộ. Tuy nhiên, hai cây thị không hề bị ảnh hưởng gì. Từ đó về sau, dân trong xã cũng chưa bao giờ thấy “Thị ông Thị bà” bị trúng đạn, trúng sét dù cành lá um tùm.
Hiện nay, ngôi mộ cổ, gắn với lịch sử thời khai hoang lập làng vùng Tiền Giang nói riêng và Nam bộ nói chung được xây kiên cố với diện tích khoảng khoảng 200 m2 đã trở thành tàn tích. Khu mộ đã bị bỏ mặc trong cỏ dại um tùm.
Thiết nghĩ, cơ quan chức năng cần có biện pháp bảo tồn và bảo vệ ngôi mộ cổ gắn liền với nhiều giai thoại này.
Đến nay, đã mấy thế kỷ trôi qua, mộ ông Tang vẫn tồn tại trong tâm trí người dân xã Long Khánh (Cai Lậy, Tiền Giang) với những giai thoại ly kỳ. Theo lời những bậc cao niên sống dọc theo con rạch Ông Tang thì người nằm dưới ngôi mộ bề thế trên là ông Lê Phước Tang, một bậc phú nông trong vùng.
Được biết, Lê Phước Tang vốn là người đứng đầu dẫn đoàn người từ Đàng ngoài vào Nam khai khẩn đất hoang. Họ lập làng lập ấp và khai sinh ra làng Hòa Thuận (xã Long Khánh, Cai Lậy) ngày nay.
Vốn là một người có tài, ông Lê Phước Tang nhanh chóng ăn nên làm ra và trở thành một phú nông nổi tiếng giàu có. Nhiều người dân trong vùng còn kể về ông như một đại điền chủ có tâm. Ông vẫn thường giúp những người dân nghèo đói. Kể về ông, các bậc cao niên cho biết: Địa phương có rất nhiều giai thoại ly kỳ về ông. Tuy nhiên, gắn bó nhất với mảnh đất này có lẽ là giai thoại ông bị xiềng mả.
Ông Nguyễn Văn Tìm (ngụ xã Long Khánh, huyện Cai Lậy) cho biết: “Chuyện ông Tang bị xiềng mả thì những người có tuổi trong xã ai cũng biết. Khi còn sống, ông Tang giàu có lắm, ruộng đất ăn mấy đời không hết”.
Khi chúa Nguyễn Phúc Ánh (vua Gia Long sau này) thất trận, ông đã chạy vào Nam và dừng lại ở làng Hòa Thuận. Chúa Nguyễn được các bô lão trong làng giới thiệu đến điền trang ông Tang tá túc. Lúc này, ông Tang rất giàu. Do vậy, ông đứng ra lo chu tất cho chúa Nguyễn những ngày chạy nạn và được người hết lòng yêu quý.
Thế nên khi chúa rời đi, người đã tin tưởng gửi lại một số hành lý của mình cho gia đình ông cất giữ. Nhiều tài liệu cũng như người dân còn khẳng định rằng: Ông Tang từng được chúa Nguyễn sắc phong là Khâm sai Cai cơ vì ông đã lo liệu vàng bạc làm lộ phí cho chúa.
Tuy nhiên, cũng từ đây, ông không bao giờ ngờ rằng, chính những ngày tháng gần chúa lại là những ngày khiến cuộc đời ông bị đọa đày mãi mãi. Theo lời các bậc cao niên trong vùng, sau khi chúa đi, ông Tang để lộ việc chúa Nguyễn có để lại hành lý nhờ gia đình giữ gìn. Thế nên, bẵng một thời gian, chúa không quay lại, vì tò mò, hai người con trai của ông là Lê Phước Tánh và Lê Phước Khỏa mở bọc hành lý ra xem.
Ngôi mộ cổ gắn với nhiều giai thoại. |
Thấy bên trong có bộ triều phục bắt mắt cả hai đã mặc vào, dẫn hầu đi thăm ruộng. Bởi Chúa Nguyễn bị quân Tây Sơn đánh tan tác, nên trong tâm trí hai người này không tôn trọng và tỏ ý coi thường. Đến lúc ông Tang qua đời, họ lại đem triều phục khâm liệm cho cha như một vị vua vừa băng hà.
Về sau, khi Nguyễn Ánh phục quốc và lên ngôi vào năm 1802, nhớ ơn xưa, ông ban chỉ tìm Lê Phước Tang tri ân. Tuy nhiên, ông bà Lê Phước Tang đã qua đời. Các bậc cao niên nơi đây cho biết, nếu không có kẻ thù tấu lên vua tội mặc triều phục đi thăm ruộng, khâm liệm cho cha thì Lê Phước Tánh và Lê Phước Khỏa đã được làm quan lớn. Thế nhưng, giấc mơ về ngày đại lễ đã trở thành ngày đại tang.
Theo đó, cơn giận vì bị xem thường, Gia Long ban chỉ tru di tam tộc và tịch thu toàn bộ điền sản của gia đình Lê Phước. Đối với người đã chết, vua lệnh cho người đem xích sắt đến xiềng mả ông bà Lê Phước Tang với tội “dưỡng bất giáo” (có sinh nhưng không dạy).
Giải mã những lời đồn về hai cây thị cổ thụ
Được biết, ngày ông Tang bị xiềng mả, người ta có trồng một cây thị bên ngoài khu mộ. Ý nghĩa của cây thị trên cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến tranh cãi. Theo đó, nhiều bô lão có tuổi khẳng định, cây thị được trồng theo sắc lệnh của vua Gia Long với ý nghĩa khinh khi, miệt thị ông Tang có tài nhưng không có đức.
Một số người khác lại cho rằng cây thị được vua trồng như làm minh chứng sống trường tồn với thời gian cho tội khi quân của gia đình ông Tang. Nhiều người lại chỉ chấp nhận nó như cây cổ thụ cối cùng còn sót lại trong khuôn viên khu mộ như một lớp hàng rào bằng cây ăn trái trước đây.
Tuy nhiên, quan niệm cây thị được trồng theo lệnh của vua với ý nghĩa khinh khi miệt thị, minh chứng sống cho tội khi quân của gia đình ông Tang được nhiều người đồng tình. Theo đó, bản thân hai cây thị cổ thụ trải qua nhiều thế kỷ cũng mang trong mình những giai thoại riêng biệt.
Theo lời ông Tìm, trước đây, các cụ trong xã đều khẳng định: Khu mộ chỉ được trồng một cây thị duy nhất ngay cạnh cửa vào. Thế nhưng về sau lại mọc thêm một cây nữa ngay sát cây thị thứ nhất. Hai cây thị cổ thụ không chênh nhau mấy về tuổi tác cũng như kích thước, rễ bắt sâu vào trong khu mộ.
Cây thị cổ thụ thứ hai là cây con mọc lên từ thân cây thứ nhất và đứng tách ra xa, vươn cao song song với thân cây mẹ. Đây được xem là chuyện vô cùng hy hữu ở loại cây ăn trái này. Người dân nơi đây kính trọng gọi hai cây thị cổ thụ trên là “Thị ông Thị bà”, coi đó là ông bà Tang ngày còn sống.
Trải qua bao nhiêu thăng trầm, hai cây thị cổ thụ vẫn song song tồn tại và cho trái đều đặn. Vào mùa khô, hai cây rụng đến không còn một chiếc lá. Người dân ngỡ nó đã chết nhưng sau những trận mưa, cây lại trổ lá lụa mơn mởn. Theo lời ông Tìm, hai cây thị trên có sức sống vô cùng mãnh liệt.
Theo đó, vào trận lụt lịch sử năm Mậu Ngọ (năm 1978) cả vùng này ngập sâu trong nước. Khu mộ ông Tang và hai cây thị cổ ngâm mình trong cảnh lụt lội hàng tháng trời. Tuy nhiên, “Thị ông, Thị Bà” vẫn xanh tươi hoa lá.
Cũng theo lời người này, trong những năm tháng chiến tranh bom bão đạn phạt ngã, bứng gốc hàng trăm cây cổ thụ khác nhưng tuyệt nhiên không bắn trúng hai cây thị 200 tuổi này.
Ông Tìm cho biết: Khi địch biết quân ta đóng tại đây, chúng đã cho pháo bắn từ tàu vào, cho máy bay thả bom xuống. Những trái bom cày xới đất đai nhưng không trúng mộ và làm hư hại hai cây thị. Mặc dù những cây dừa xung quanh đều bị băm nát, găm đầy mảnh pháo. Duy chỉ có một quả bom rơi xuống và phát nổ trước cửa của khu mộ cách hai cây thị cổ thụ khoảng 2 m.
Hiện giờ vẫn có vết tích là một cái hố và một vài mảnh đạn găm trên tường bao quanh khu mộ. Tuy nhiên, hai cây thị không hề bị ảnh hưởng gì. Từ đó về sau, dân trong xã cũng chưa bao giờ thấy “Thị ông Thị bà” bị trúng đạn, trúng sét dù cành lá um tùm.
Hiện nay, ngôi mộ cổ, gắn với lịch sử thời khai hoang lập làng vùng Tiền Giang nói riêng và Nam bộ nói chung được xây kiên cố với diện tích khoảng khoảng 200 m2 đã trở thành tàn tích. Khu mộ đã bị bỏ mặc trong cỏ dại um tùm.
Thiết nghĩ, cơ quan chức năng cần có biện pháp bảo tồn và bảo vệ ngôi mộ cổ gắn liền với nhiều giai thoại này.
(Theo NĐT)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
- Sấm sét ngày càng nhiều, tại sao?
- 200 năm huyền thoại kênh Vĩnh Tế
- ”"Thần đèn" Nguyễn Văn Cư dời thành công cổng đền nặng hơn 100 tấn đi được 63 mét
- Cỏ Pili - Loại cỏ đặc biệt biết chuyển động khi bị ướt
- Phát hiện “thần điểu" giống khủng long bạo chúa T-rex
- Nguy cơ băng ở Bắc Băng Dương biến mất sớm hơn dự báo
- Linh vật SEA Games 31 - loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới
- Hoa ưu đàm "3.000 năm xuất hiện một lần" có thật không?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.