Giải mã sự thật “quái vật sông Hồng" dài 40m
(15:34:18 PM 31/01/2013)Kỳ 1: Bức ảnh tào lao gây xôn xao dư luận
Mặc dù sự kiện “quái vật sông Hồng” gây xôn xao trên mạng đã mấy tháng qua, và những người hiểu biết về ảnh kỹ thuật số, đã lật tẩy rõ ràng rằng “quái vật” là trò bịp, là sản phẩm của photoshop, nhưng dân cư ven sông Hồng, đoạn chảy qua làng Bát Tràng vẫn bàn tán không ngớt về… quái vật.
Vì sao người dân làng Bát Tràng lại quan tâm đến “quái vật sông Hồng” như vậy? Phải chăng ở đây có những câu chuyện bí ẩn, hay huyền thoại nào đó liên quan đến “quái vật sông Hồng”?
Câu chuyện bắt đầu từ những tấm hình “quái vật” đang bơi ngay dưới mặt nước sông Hồng mênh mang sóng nước. Tác giả của những tấm hình này giới thiệu là một cần thủ chuyên nghiệp, với thú đam mê cực kỳ tao nhã, ấy là câu sông.
Kèm với những bức ảnh là lời mô tả vừa thể hiện sự chân thực vừa thể hiện cảm xúc sợ hãi khi gần như trực diện đối mặt với quái vật.
Để tìm hiểu thực hư chuyện quái vật, tôi đã tìm đến vùng dân cư ven sông Hồng, đoạn xã Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội).
Một trong số những bức ảnh gây xôn xao dư luận
Dọc đường làng, ngõ xóm, từ làng Giang Cao đến chợ gốm, vòng ra đền Giang Cao, dọc bờ sông đến đình Bát Tràng, khi hỏi về quái vật, mọi người đều bàn tán sôi nổi.
Thậm chí, khi nói về “quái vật”, mấy bà, mấy chị ở chợ gốm còn lôi cả xấp hình ảnh in từ mạng internet cho tôi xem. Ai cũng khẳng định “quái vật” dưới sông Hồng là có thật.
Họ truyền tay nhau những tấm hình, những tờ giấy A4 in hình quái vật, và đoạn mô tả gặp quái vật của người câu cá đưa lên mạng.
Ai cũng đọc, xem, tranh luận, mổ xẻ. Những tấm hình “quái vật” đều nhàu nát vì mọi người truyền tay nhau xem rất nhiều.
Chưa rõ thực hư thế nào, nhưng một bà khẳng định chắc như đinh đóng cột rằng, dưới lòng sông Hồng, đoạn chảy qua xã Bát Tràng, có một quái vật khổng lồ, thân to bằng con tàu, dài 100m, đang ẩn mình dưới sông.
Một chị khiêm tốn hơn thì khẳng định rằng, đúng là có quái vật khổng lồ, nhưng không đến mức to bằng con tàu. Theo chị, nó chỉ to cỡ chiếc xe buýt, nhưng dài phải bằng 4 chiếc xe buýt chập lại.
Tôi hỏi: “Thế chị đã nhìn thấy quái vật chưa?”, thì chị chạy vào trong nhà lục lọi một lúc, rồi mang ra tấm hình in từ tờ A4 đưa cho tôi xem. Chị tỏ ra khó chịu: “Chú còn không tin à. Chú nhìn xem đây là cái gì. Chẳng rõ ràng đó là quái vật đang bơi sao?”.
Một số người hiểu biết về photoshop gắn hình "quái vật" vào tấm ảnh trên mạng
Trò chuyện một hồi, chị còn khẳng định rằng, con “quái vật” này ban ngày nằm im dưới đáy sông, tối mò lên bờ bắt trâu bò ăn thịt (?!).
Tôi hỏi ở làng đã ai mất trâu bò chưa, thì chị ngớ người bảo rằng, ở làng chẳng ai nuôi trâu bò nữa, chứ nếu có trâu bò thì cũng bị “quái vật” ăn thịt hết!
Câu chuyện ở đền Giang Cao đến hồi sôi nổi, khi mấy người truyền tay nhau một tờ báo đăng tin chuyện người dân ở xã Xuân Phú (huyện Phúc Thọ, Hà Nội) đã vớt được một chân người nổi lập lờ ở gần trạm bơm, ven bờ sông Hồng.
Rồi trước đó, người dân ở huyện Sông Lô (Vĩnh Phúc), cũng vớt được 1 tay người.
Thế là cả nhóm người đều khẳng định như đinh đóng cột, như chính họ tận mắt, rằng chính con “quái vật” khổng lồ dưới sông Hồng là thủ phạm tấn công người xấu số.
Theo lời họ kể, thì chỉ một cú đớp của con quái vật, mà đứt lìa tay, chân người. Nó đớp mạnh quá, khiến cánh tay bắn ra ngoài. Vì cánh tay chẳng bõ dính răng, nên nó không thèm ăn nữa.
Những lời đồn đoán thực hư khiến nhiều người yếu bóng vía không dám ra sông Hồng nữa.
Ông từ trông ngôi miếu làng Giang Cao, ngôi miếu nằm ngay mép sông Hồng kể rằng, ông đã trông ngôi miếu này ngót chục năm.
Hàng ngày, ông đều ngồi ở miếu từ sáng đến 11 giờ đêm. Vừa trông miếu, ông vừa bán thuốc nước phục vụ khách tham quan, và giới câu cá ở sông Hồng.
Ông từ trông miếu bảo rằng, chuyện “quái vật” xuất hiện ở sông Hồng đã khiến làng xã xôn xao suốt mấy tháng nay.
Ông cũng khẳng định rằng, chỉ cần xem qua những tấm hình chụp quái vật trên mạng, ông cũng biết rõ chỗ quái vật nổi là chỗ đỗ tàu, điểm giáp ranh giữa xã Đông Dư và Bát Tràng.
Người chụp được “quái vật” có lẽ là người câu cá ở nơi khác đến và vô tình chụp được cảnh đó, chứ nếu là người câu cá trong xã chụp được ảnh, thì đã ầm ĩ lên rồi.
Ông ngồi bán nước ở đền chủ yếu phục vụ giới câu cá, câu tôm. Họ câu từ sáng đến 11 giờ đêm. Nếu người dân trong vùng chụp được ảnh quái vật thì ông phải là người biết trước khi phát tán trên mạng.
Sông Hồng nhìn từ cầu Thanh Trì
Chuyện thực hư “quái vật” thế nào, ông từ trong miếu không dám khẳng định, tuy nhiên, theo lời ông, kể từ khi có thông tin xôn xao về quái vật xuất hiện, trẻ con, người lớn trong vùng ít ra bờ sông hơn.
Theo ông, thông tin xuất hiện “quái vật” xảy ra vào lúc giữa mùa hè. Bình thường, vào mùa hè, chiều nào cũng vậy, bãi kè đá ngay chỗ miếu Giang Cao, là bến tắm đông đúc.
Ngày nào cũng có vài chục người ra tắm, bơi lội. Đám thanh niên bơi ra tận giữa sông Hồng, rồi để cho dòng nước cuốn xuống tận cuối xã.
Tuy nhiên, đám thanh niên can đảm cũng không dám lội xuống sông tắm nữa. Ai cũng sợ quái vật nuốt chửng.
Đàn bà cũng không dám ra chỗ kè đá giặt chăn, chiếu nữa. Các bà cụ cũng không dám dắt trẻ con đi dạo trên bãi kè. Họ sợ… “quái vật”!
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
- Sấm sét ngày càng nhiều, tại sao?
- 200 năm huyền thoại kênh Vĩnh Tế
- ”"Thần đèn" Nguyễn Văn Cư dời thành công cổng đền nặng hơn 100 tấn đi được 63 mét
- Cỏ Pili - Loại cỏ đặc biệt biết chuyển động khi bị ướt
- Phát hiện “thần điểu" giống khủng long bạo chúa T-rex
- Nguy cơ băng ở Bắc Băng Dương biến mất sớm hơn dự báo
- Linh vật SEA Games 31 - loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới
- Hoa ưu đàm "3.000 năm xuất hiện một lần" có thật không?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.