Giải mã:Lạnh người nghe chuyện "hồn ma" bán bánh giò ở công viên Lê Thị Riêng
(22:01:05 PM 16/03/2014)Công viên Lê Thị Riêng (đường Cách Mạng Tháng 8, quận 10, TP.HCM) với tiền thân là nghĩa địa Đô Thành từ lâu đã nổi tiếng với những lời đồn đại đầy ám ảnh…
Hố chôn tập thể giữa lòng thành phố
Với hàng cây xanh mướt mắt, hồ câu cá, khu trò chơi thiếu nhi, … công viên Lê Thị Riêng vốn là trung tâm vui chơi, giải trí quen thuộc của người dân thành phố Hồ Chí Minh.
Nhưng có lẽ ít ai biết, công viên này xưa kia chính là nghĩa trang Đô Thành, sau đổi tên thành nghĩa trang Chí Hòa - nơi an giấc ngàn thu của những người có chức vụ cao trong quân đội chế độ cũ.
Nghĩa trang Đô Thành rộng 25 hec ta, cổng chính hướng ra đường Lê Văn Duyệt (nay là đường Cách mạng tháng 8) thuộc khu Chí Hòa – Hòa Hưng của Sài Gòn – Gia Định.
Theo các cao niên cư trú tại đây nhiều năm, thì xưa kia, nghĩa trang Đô Thành vốn là vùng đất linh thiêng bậc nhất. Đặc biệt là trong thời kỳ chiến tranh, hàng loạt nấm mồ không tên mọc lên tại đây, mà đa phần là của lính chết trận không người thân nhận xác.
Ông Phan Thành Tài, 62 tuổi, ngụ Cư xá Bắc Hải gần công viên Lê Thị Riêng kể lại: “Nghĩa địa mà bị đồn là có ma là chuyện thường, không có ma mới là chuyện lạ. Huống hồ chi trước giải phóng, nghĩa trang Đô Thành còn có cái hố chôn tập thể vô cùng lớn”.
Theo ông Thành Tài, thì sau trận chiến Tết Mậu Thân lịch sử, xác lính chết trận la liệt mà hầu như không có ai đến nhận về. Chính quyền chế độ cũ không biết xử lý làm sao với hàng ngàn xác người đang đến hồi hoại tử, liền cho đào một hố to trong nghĩa địa Đô Thành đổ xác người xuống rồi chôn tập thể.
Dù hố đào rất sâu, nhưng do vận chuyển một số lượng xác khá lớn, nên mùi hôi thối vẫn bốc lên cả mấy ngày liền. Người dân xứ Bắc Hải thuở ấy phải khóa kín cửa nhà, hoặc lánh đi đâu đó chờ mùi tử khí tan bớt đi mới dám trở về.
Chính vì thế, nên dân vùng này vẫn hay truyền miệng những câu chuyện huyền bí về những âm hồn lính chết trận, bị chôn tập thể nên chẳng siêu sinh, thường xuyên hiện về lởn vởn khóc than.
Các cao niên còn kể lại, nổi tiếng nhất vẫn là chuyện ban đêm, oan hồn hiện hình thành những người bưng thúng bánh chưng, bánh giò đứng trên đường Lê Văn Duyệt. Người âm cứ đứng đó chờ có người mua rồi “dẫn” họ vào trong mộ ngủ qua đêm.
Bức tượng Địa tạng vương đen
Bức tượng Địa tạng vương đen trong nghĩa trang Đô Thành xưa đã được đem về thờ tại Quan Âm Tu Viện
Từ đó, dân Sài Gòn, Chợ Lớn rất sợ mỗi khi phải đi qua nghĩa trang Đô Thành xưa. Sau, phần vì lời đồn các oan hồn oán khóc mỗi đêm ngày càng rầm rộ, phần vì người dân khu Bắc Hải – Hòa Hưng ngày ấy luôn luôn trong tâm trạng bất an nên chính quyền chế độ cũ quyết định đưa một bức tượng Địa tạng vương về đây dựng đài thờ.
Lạ một điều, bức tượng Địa tạng vương được sơn đen từ đầu đến chân, khiến cho khung cảnh nghĩa trang Đô Thành càng thêm mấy phần huyền bí.
Sau 30.4.1975, cư dân thành phố Hồ Chí Minh dần trở nên đông đúc hơn, việc tồn tại một nghĩa trang giữa lòng thành phố quả là bất hợp lý.
Vả lại, cũng cần phải giải tỏa các nghĩa trang gần khu dân cư để lấy đất xây dựng các công trình phúc lợi và góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường sống cho người dân. Nghĩa trang Đô Thành được giải tỏa để xây dựng công viên, lấy tên người chiến sĩ cách mạng Lê Thị Riêng vì thi hài bà cũng được an táng tại nơi đây.
Nhưng lạ một điều là sau khi đã hốt cốt và san bằng toàn bộ khu nghĩa trang mà bức tượng Địa tạng vương màu đen tuyền kia vẫn nằm trơ trọi giữa mảnh đất chơ vơ.
Điều này lại khiến cho người dân tiếp tục đồn thổi về sự linh thiêng của bức tượng kia.
Cụ Nguyễn Vinh Thân 71 tuổi, ngụ đường Phạm Văn Hai, quận 10, kể lại: “Nghe nói, mới đầu người ta mang đục đến đục bức tượng mang đi, nhưng không hiểu sao đục hoài vẫn không bể được chân đứng. Nên có người bảo dùng xe ủi ủi bể bức tượng. Người ta đồn, sau khi đưa ra ý kiến đó thì ông này bị bệnh luôn. Bởi vậy không ai dám đụng đến bức tượng Địa tạng vương đen nữa”.
Sau này, bức tượng Địa tạng vương màu đen được đem về thờ tại chùa Quan Âm Tu Viện ở quận Phú Nhuận, TP.HCM.
Án mạng kéo theo lời đồn ma ám
Khu vườn cây bạch đàn với nhiều lời đồn ma ám giờ đã trở thành khu vui chơi thiếu nhi đầy màu sắc
Nghĩa trang Đô Thành ngày nay đã trở thành công viên Lê Thị Riêng (thuộc phường 15, quận 10) cây xanh mướt mắt, người đến vui chơi giải trí, tập thể dục thể thao tấp nập từ sáng đến đêm.
Nhưng từ lâu, những tin đồn “ma ám” vẫn khiến người dân có phần e dè với khu công viên rộng lớn này. Bên cạnh đó, từ trước đến nay đã có không ít vụ việc nhìn thấy xác chết trôi trong hồ câu cá tại công viên Lê Thị Riêng.
Gần đây nhất là vào khoảng tháng 2/2013, những người đi tập thể dục sớm đã nhìn thấy một xác chết nổi trên hồ câu cá. Nạn nhân là một người phụ nữ 40 tuổi, không hề có giấy tờ tùy thân. Từ đó, tin đồn về những hồn ma không thể siêu sinh ngày ngày vất vưởng, lẩn khuất ở công viên Lê Thị Riêng ngày càng nhiều hơn.
Bên cạnh đó, cách đây không lâu, khu vui chơi trẻ em sầm uất trong công viên Lê Thị Riêng cũng là một bãi đất um tùm cây bạch đàn. Nơi này không có các tiểu cảnh, ghế ngồi, phía dưới lại là đất thịt, mỗi khi mưa xuống đất trở nên nhầy nhụa khiến không ai lui tới khu vực này.
Đây là điều kiện thuận lợi để cho các thanh niên hút chích rúc vào đây để phê ma túy. Và để đảm bảo bí mật “sào huyệt” của mình, những con nghiện này đã không ít lần giả ma, giả quỷ nhát người dân.
Cách đây 1 năm, cơ quan chức năng quận 10 đã có đợt truy quét lớn nhằm ngăn chạn tệ nạn buôn bán và hút chích ma túy tại hẻm 601 đường Cách mạng tháng 8 và khu vực xung quanh công viên Lê Thị Riêng. Hơn 41 đối tượng mua bán và sử dụng trái phép chất ma túy đã bị bắt, cũng từ đó, tin đồn ma ám ở khu vực vườn cây bạch đàn bên hông công viên Lê Thị Riêng cũng không còn nữa.
Hơn nữa, trái với lời đồn đại, càng đến đêm công viên Lê Thị Riêng lại càng nhộn nhịp đông đúc hơn. Vườn cây bạch đàn bị đồn có ma đã trở thành khu vui chơi thiếu nhi, cửa hàng ăn uống, lúc nào cũng rộn rã tiếng trẻ thơ.
Một số câu lạc bộ khiêu vũ, trượt pa tin, … đã “đóng đô” tại công viên Lê Thị Riêng từ lâu, khiến ban đêm khu vực này như môt hội chợ xuân rực rỡ ánh đèn, tưng bừng tiếng nhạc, không hề còn dấu tích của một nghĩa trang thâm u rùng rợn, ngày nào.
Một số câu lạc bộ khiêu vũ, trượt pa tin, … đã “đóng đô” tại công viên Lê Thị Riêng từ lâu, khiến ban đêm khu vực này như môt hội chợ xuân rực rỡ ánh đèn, tưng bừng tiếng nhạc, không hề còn dấu tích của một nghĩa trang thâm u rùng rợn, ngày nào.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Giải mã:Lạnh người nghe chuyện "hồn ma" bán bánh giò ở công viên Lê Thị Riêng
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
- Sấm sét ngày càng nhiều, tại sao?
- 200 năm huyền thoại kênh Vĩnh Tế
- ”"Thần đèn" Nguyễn Văn Cư dời thành công cổng đền nặng hơn 100 tấn đi được 63 mét
- Cỏ Pili - Loại cỏ đặc biệt biết chuyển động khi bị ướt
- Phát hiện “thần điểu" giống khủng long bạo chúa T-rex
- Nguy cơ băng ở Bắc Băng Dương biến mất sớm hơn dự báo
- Linh vật SEA Games 31 - loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới
- Hoa ưu đàm "3.000 năm xuất hiện một lần" có thật không?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.