»

Thứ bảy, 18/01/2025, 19:39:23 PM (GMT+7)

Giải mã:Chuyện "linh hồn tử sĩ bắt lính Pháp” ở Thư viện Tổng hợp TPHCM

(23:34:23 PM 28/03/2014)
(Tin Môi Trường) - Sau cuộc tàn sát quân khởi nghĩa đẫm máu, người dân bắt đầu kể về câu chuyện vong linh tử sĩ hiện về bắt hồn lính Pháp tại Khám Lớn Sài Gòn, nơi mà nay đã trở thành Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh.

Giải[-]mã:Chuyện[-]'linh[-]hồn[-]tử[-]sĩ[-]bắt[-]lính[-]Pháp'[-]ở[-]Thư[-]viện[-]Tổng[-]hợp[-]TPHCM[-]

Khám Lớn Sài Gòn đẫm máu ngày nào đã trở thành Thư viện Khoa học Tổng hợp khang trang

 

“Tam giác quỷ” tại Sài Gòn

Có lẽ ít ai biết rằng thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM, số 69, Lý Tự Trọng, quận 1 xưa kia chính là Khám lớn Sài Gòn – nơi nhuốm màu chết chóc bậc nhất của vùng Nam kỳ lục tỉnh.

Dưới thời thuộc Pháp, Khám Lớn Sài Gòn cùng với Toà án Sài Gòn (xây năm 1881-1885) và Dinh Thống đốc Nam Kỳ, nay là Dinh Độc Lập (xây năm 1885 – 1890) nằm ở ba góc tạo thành “tam giác quỷ” - biểu tượng hùng hồn nhất của bộ máy thống trị thực dân.

Trong đó, đáng sợ nhất là Khám Lớn Sài Gòn với những vụ xử tử công khai, chiếc máy chém lớn nhất Việt Nam và hàng trăm tù chính trị bỏ mạng tại nơi đây.

Khám Lớn chính là nơi giam giữ các nhà yêu nước nổi tiếng của Việt Nam như Nguyễn An Ninh, Phan Văn Hùm, Trần Phú, Lê Hồng phong, Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ, Võ Văn Tần, Phan Đăng Lưu, Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng, Nguyễn Thị Minh Khai, Lý Tự Trọng...

 

Giải[-]mã:Chuyện[-]'linh[-]hồn[-]tử[-]sĩ[-]bắt[-]lính[-]Pháp'[-]ở[-]Thư[-]viện[-]Tổng[-]hợp[-]TPHCM[-]

Mặt trước của Thư viện Khoa học Tổng hợp nhìn ra là một mặt Tòa án nhân dân thành phố (Xưa là Tòa án Sài Gòn)


Khám Lớn được xây dựng năm 1886, đến năm 1890 thì hoàn thành. Mặt chính của Khám Lớn ở đường Lagran Dière (nay là đường Lý Tự Trọng), mặt sau giáp đường Espagne (Lê Thánh Tôn), hai bên là đường Mac Mahon (nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa), và Filippini (Nguyễn Trung Trực).

Đây là một trong những nhà ngục có vẻ ngoài u ám và rùng rợn nhất với 4 mặt tường ngoài được sơn đen, mặt chính được rào kín bằng song sắt. Mỗi phòng giam chỉ có một ô cửa sổ rất nhỏ, trên cao.

Tù nhân tại Khám Lớn Sài Gòn đều bị cùm một chân bằng xích sắt, có độ dài đủ để di chuyển khắp phòng giam. Do thiếu ánh sáng, ẩm thấp và vệ sinh kém, nên dịch bệnh thường xuyên xảy ra ở Khám Lớn khiến tù nhân chết nhiều vô kể.

Khám lớn Sài Gòn còn có một xà lim dành riêng cho những tù nhân bị kết án tử hình. Đó là một đường hầm kín, dài 5 mét, rộng 3 mét, ba mặt là tường, còn lại là một cửa sắt dày, chỉ đục vài lỗ nhỏ để thông hơi, tối tăm, u uất không khác gì địa ngục.

Chiếc máy chém lớn nhất Việt Nam được thực dân Pháp đặt ở Khám Lớn Sài Gòn vào năm 1917. Đây là biểu tượng của tội ác man rợ nhất thời bấy giờ khi chiều cao của máy chém đến 4,5 mét và lưỡi dao nặng hơn 50 ký.

Và sở dĩ Khám Lớn trở thành khu vực đáng sợ nhất của “tam giác quỷ” Sài Gòn là bởi ở đây thường xử tử tù nhân ngay ngoài đường. Mà cụ thể là đường Lagran Dière (nay là Lý Tự Trọng). Tử tù thường bị lôi ra hành hình vào nửa đêm khuya khoắt, cùng với cỗ máy chém khổng lồ.

Chém người xong, giám quản cho xe vòi rồng đến xịt nước để rửa vết máu, đến rạng sáng thì con đường đã không còn dấu tích của cuộc hành hình thảm khốc đêm qua.

Hai chiến sĩ cách mạng Lý Tự Trọng và Nguyễn Thị Minh Khai đã bị đưa lên máy chém tại nơi đây. Do vậy, không ngẫu nhiên mà con đường Lagran Dière – mặt chính của Khám Lớn Sài Gòn sau giải phóng đã được mang tên người anh hùng trẻ tuổi Lý Tự Trọng.



Giải[-]mã:Chuyện[-]'linh[-]hồn[-]tử[-]sĩ[-]bắt[-]lính[-]Pháp'[-]ở[-]Thư[-]viện[-]Tổng[-]hợp[-]TPHCM[-]

Tượng Lý Tự Trọng được đặt trong khuôn viên Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM



Giải cứu  "hoàng đế Phan Xích Long"

Chính vì những vụ hành hình giữa đường, mà 4 mặt Khám Lớn bị gọi là nơi đáng sợ nhất Sài Gòn lúc bấy giờ với những lời đồn đại về ma cụt đầu, ngồi vắt vẻo trên cây, lâu lâu lại hiện xuống than khóc với người đi đường.

 "Sanh vi tướng, tử vi thần", có thời dân lục tỉnh miền Nam đồn rằng, những linh hồn tử sĩ này đã hiện về bắt vía lính Pháp, gây ra những cái chết bí ẩn của các cai ngục tại Khám Lớn Sài Gòn.

Tuy vậy, theo các cao niên cư trú tại Sài Gòn, thì nơi này linh thiêng hơn là đáng sợ. Bởi Khám Lớn đã chứng kiến sự hy sinh của rất nhiều nghĩa sĩ trong cuộc giải cứu "Hoàng đế Phan Xích Long".

Về cuộc cướp ngục giải cứu Phan Xích Long, đây chính là sự kiện dấy lên lòng yêu nước và căm thù giặc ngoại xâm của nhân dân cả nước. Phan Xích Long tên thật là Phan Phát Sanh, sinh năm 1893 ở Chợ Lớn.

Khi Phan Xích Long mới vừa 18 tuổi ông đã được các tri thức yêu nước là Nguyễn Hữu Trí và Nguyễn Văn Hiệp suy tôn làm lãnh tụ Hội kín chống Pháp.

Nhằm kế thừa được phong trào yêu nước Cần Vương, Phan Phát sanh đã mượn danh nghĩa là con trai vua Hàm Nghi, tự phong là "Đông cung thái tử", "Phan Xích Long hoàng đế", … Những nghĩa sĩ tàn dư của phong trào Cần Vương và trí thức, nông dân trên toàn quốc đã vô cùng phấn khởi tham gia Hội kín chống Pháp.

Đêm 23 rạng sáng 24.3.1913 Hội kín chống Pháp lập kế hoạch bí mật ném mìn phá hoại các đồn lính Pháp ở Sài Gòn, Chợ Lớn. Nhưng trước đó, kế hoạch đã bị lộ, kể cả thủ lĩnh Phan Xích Long cũng bị bắt ở Phan Thiết và đang dẫn độ về Khám Lớn Sài Gòn.

Bị phục kích bất ngờ, hầu hết nghĩa quân tham gia kế hoạch  đều bị giết và bắt sống. Bọn giặc ngoại xâm tra khảo Phan Xích Long và nghĩa quân dưới trướng một cách dã man, hòng truy quét được hết số "tàn quân" và đầu não còn sót lại của Hội kín. Nhưng Phan Xích Long vẫn can trường "thà chết không khai".

Năm 1916, Hội kín tiếp tục lên kế hoạch giải cứu "Hoàng đế Phan Xích Long". Đêm 14 rạng sáng 15.2.1916 hơn 300 hội viên từ Sài Gòn, Gia Định, Chợ Lớn, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, ... bí mật về trung tâm Sài Gòn để cướp ngục.

Nhưng gươm đao, giáo mác làm sao chống lại súng ống tối tân, 19 nghĩa sĩ đã hy sinh tại trận, một số bị bắt sống. Để thị uy, sau đó một tuần tức ngày 22.2.1916 Pháp quyết định xử tử Phan Xích Long và 37 nghĩa sĩ trong Hội kín, Phan Xích Long bị hành quyết khi chỉ mới 23 tuổi.

Nhưng hành động dã man này của thực dân Pháp chỉ làm cho người dân thêm phần căm phẫn. Họ bí mật cắm nhang dưới các gốc cây trên đường Lagran Dière để tưởng nhớ vong linh các nghĩa sĩ đã bỏ mạng.

Sự bi tráng của cuộc khởi nghĩa Hội kín chống Pháp đã khiến 4 mặt đường Khám lớn trở thành vùng đất linh thiêng bật nhất trung tâm Sài Gòn lúc bấy giờ.



Giải[-]mã:Chuyện[-]'linh[-]hồn[-]tử[-]sĩ[-]bắt[-]lính[-]Pháp'[-]ở[-]Thư[-]viện[-]Tổng[-]hợp[-]TPHCM[-]

Hằng ngày có rất đông người dân đến thư viện để học tập, nghiên cứu


Cho đến bây giờ, Khám Lớn Sài Gòn đẫm máu ngày xưa đã trở thành Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM. Hằng ngày, rất đông người dân TP.HCM ra vào học tập nghiên cứu tại đây, nhưng liệu có mấy ai biết nơi này đã từng là vùng đất linh với hàng trăm tử sĩ và tù chính trị đã bỏ mạng để bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc.

Bá Nguyễn- Một thế giới
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Giải mã:Chuyện "linh hồn tử sĩ bắt lính Pháp” ở Thư viện Tổng hợp TPHCM

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Tin Môi Trường
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

VACNE 30 năm
 Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI