Giải mã bí ẩn "Đôi mắt Pleiku"
(14:28:18 PM 05/07/2013)Cách đây khoảng hơn 10.000 năm, TP. Pleiku được xây dựng trên tàn tích của 15 ngọn núi lửa đã tắt (có tài liệu là 30). Nếu quan sát kỹ hơn những khu vực hõm và tròn nằm rải rác trong thành phố thì có thể suy đoán rằng đó là một vết tích còn lại của một miệng núi lửa xưa kia.
Hai địa điểm giúp chúng ta dễ dàng quan sát khác chính là hai thung lũng nằm dọc đường Tô Vĩnh Diện (cách ngã ba Hoa Lư, Quảng trường Đại Đoàn Kết 1 km về phía Bắc) có tên là thung lũng 1 và thung lũng 2. Thung lũng 1 rộng và rất lớn. Vì thế, chúng ta khó có thể hình dung là mình đang đứng trên đỉnh một ngọn núi, đang đi vào miệng núi và cả việc người dân đang trồng trọt, đang xây nhà và sinh sống trong đó.
Với thung lũng 2, chỉ cần đứng ở vị trí thích hợp, chúng ta sẽ nhìn thấy một vòng tròn vành vạnh mà giữa tâm cỏ mọc dày, là nơi muốn tới được phải dùng xuồng nhưng rất hiếm người có can đảm thực hiện vì những lời đồn đại về việc không có đáy của nó. Ngôi trường THPT Pleiku hiện tại đang tọa lạc tại vị trí giữa hai… miệng núi lửa này.
Vành tròn của miệng núi lửa “thung lũng 1” thực tế chỉ có một nửa về phía Tây. Không rõ vì lý do dung nham chảy trào làm vẹm mất phần còn lại hay bị bào mòn theo thời gian. Nhưng cho dù lý do gì đi nữa thì Biển Hồ, Hàm Rồng, thung lũng 1, thung lũng 2 và nhiều những ngọn núi lửa không tên khác trên Tây Nguyên đã đem đến cho cả vùng đất rộng lớn này biết bao trù phú và kỳ quan.
Dòng dung nham dạng mafic phun trào ở nhiệt độ 950oC phong hóa thành “cánh đồng bazan” hơn 1,5 triệu ha màu mỡ trải dài khắp Gia Lai, Đak Lak, Đak Nông, Lâm Đồng, Đồng Nai. Dòng dung nham chảy qua cao nguyên thành vách đá cao hàng chục mét, dài hàng trăm mét, tạo hình cụm thác Đray Nu (thác Vợ dài 250 mét, cao 25 mét)-Đray Sap (thác Chồng dài 100 mét, cao 20 mét)-Gia Long, Đak Lak.
Dòng dung nham chảy về phía biển Đông thành những cột đá hình tròn sừng sững đã đi vào sử thi Bahnar ở Vĩnh Thạnh, Bình Định, thành ghềnh Đá Đĩa ở Phú Yên hay xa hơn là Bãi đá đen dung nham ở Ba Làng, Bình Sơn, Quảng Ngãi. Ngay cả “vùng đất tỏi” Lý Sơn gần đó cũng do 5 ngọn núi lửa phun lên từ biển mà thành.
Như hàng triệu những ngọn núi lửa đã tắt, đang hoạt động và sẽ còn tiếp tục được sinh ra phân bố dày đặc quanh vành đai núi lửa Thái Bình Dương vòng từ Chi Lê lên Hoa Kỳ qua Siberia, xuống Nhật Bản, Philippines, Indonesia và New Zealand, núi lửa ở Tây Nguyên là kết quả của những va chạm địa chất kiến tạo vỏ trái đất.
Tuy nhiên, do nhiệt độ phun trào khá thấp, dung nham mafic chỉ đủ tạo nên những núi lửa dạng khiên và “cánh đồng bazan” chứ không phun nổ ra tro bụi hay tạo nên những đỉnh núi hình chóp nhọn như Phú Sỹ (Nhật Bản).
Sự kiện núi lửa phun không chỉ gây nên những biến đổi địa hình. Hơi nước thoát ra từ lớp vỏ khi các khí gas bị núi lửa phun lên vào niên đại Hadean tạo cho Trái Đất một khí quyển thứ hai thay thế lớp khí quyển ban đầu bị gió mặt trời và nhiệt lượng Trái Đất thổi bay đi.
Lớp khí quyển mới cùng với nguồn năng lượng từ sét và bức xạ cực tím thúc đẩy những phản ứng hóa học phức tạp hơn, khởi nguồn hình thành những tế bào đầu tiên. Ngày càng có nhiều người tin rằng những tế bào ban đầu đó có thể đã tham gia cùng với các chất thoát từ miệng núi lửa dưới đáy biển được gọi là “khói đen”, hoặc thậm chí với cả đất đá nóng và sâu. Không những thế, tro bụi núi lửa và dung nham còn không ngừng cung cấp vật chất năng lượng cho trái đất, không ngừng tạo cho con người cơ hội sinh sống dựa vào đó.
Nguồn nhiệt lượng cung cấp cho dân đảo Iceland, cơ hội khai thác du lịch, khoáng sản (lưu huỳnh) ở Indonesia, nguồn nước ngọt, thủy sản ở Cameroon, nguồn nước nóng ở Yellowstone, Hoa Kỳ, nguồn đất đai trồng trọt, khoáng sản cho cả vùng Tây nguyên, Việt Nam là minh chứng dễ nhìn thấy nhất.
Đứng tại vị trí trên cầu treo nhìn về hồ nước ngọt Biển Hồ trong lành, chợt nghĩ: Phải chăng chính những ngọn núi lửa đã là cái nhau thai nối thông lòng đất mẹ để đem sự sống cho thế giới này?
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
- Sấm sét ngày càng nhiều, tại sao?
- 200 năm huyền thoại kênh Vĩnh Tế
- ”"Thần đèn" Nguyễn Văn Cư dời thành công cổng đền nặng hơn 100 tấn đi được 63 mét
- Cỏ Pili - Loại cỏ đặc biệt biết chuyển động khi bị ướt
- Phát hiện “thần điểu" giống khủng long bạo chúa T-rex
- Nguy cơ băng ở Bắc Băng Dương biến mất sớm hơn dự báo
- Linh vật SEA Games 31 - loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới
- Hoa ưu đàm "3.000 năm xuất hiện một lần" có thật không?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.