Giải mã "xoáy nước nuốt người" ở Thủ Đức
(17:15:59 PM 17/04/2014)
Lịch sử u ám của “hồ tử thần”
Gọi hồ Đá tại làng đại học Thủ Đức là “hồ tử thần”, quả thật cũng không có gì là quá, bởi năm nào cũng có người chết tại đây. Rất nhiều vụ án mạng tập thể ở hồ Đá khiến cho dân vùng này ám ảnh khôn nguôi. Như có lần, người ta vớt được thi thể của 4 cô công nhân chết đuối trong tư thế ôm chặt lấy nhau, các cơ đã cứng lại, không tài nào gỡ từng xác người ra được.
4 cô công nhân xấu số này cuối tuần rủ nhau ra hồ Đá chụp hình làm kỷ niệm, 2 cô không may trượt chân rơi xuống hồ, 2 cô còn lại cũng nhảy xuống tìm cách cứu bạn và cả 4 đều bị dòng nước “tử thần” kia nuốt chửng.
Xác định hồ Đá là nơi nguy hiểm, cơ quan chức năng đã dựng rào chắn, biển cảnh báo, nhưng không hiểu sao sinh viên ở làng đại học Thủ Đức và người dân vẫn cứ đổ về, khiến những tai nạn chết người bên “hồ tử thần” lại liên tục xảy ra.
Xưa kia, hồ Đá là vùng đất hoang vu, dân cư thưa thớt. Sau, có một công ty khai thác đá đến đây lập công trường. Đến năm 1993, công ty này di dời đi mà không hề san lấp 3 cái hố to, sâu hun hút. Nước mưa và các mạch nước ngầm từ lòng đất đã biến 3 cái hố này thành vùng chứa nước ngọt rộng lớn.
Trước kia, người dân thường đến hồ Đá để lấy nước ngọt về sinh hoạt, nhưng đã có rất nhiều trường hợp “một đi không trở lại”, do sẩy chân rơi xuống hồ rồi bỏ mạng giữa dòng nước thẳm sâu, lạnh lẽo.
Lạ một điều, là hồ Đá có vẻ như rất an toàn, mặt hồ phẳng lặng, không hề có dòng chảy mạnh, hay xoáy nước nguy hiểm, nhưng ít có ai rơi xuống hồ Đá mà sống sót nổi. Điều đó khiến rất nhiều người bơi giỏi, thậm chí thợ lặn cũng kinh sợ nơi này.
Thời điểm đó, do có quá nhiều vụ chết đuối xảy ra, nên người dân không dám bén mảng tới gần hồ Đá nữa. Và cũng bởi cái vẻ im vắng, thơ mộng mà nguy hiểm chết người của Hồ Đá, nên người dân bắt đầu tung tin đồn rằng đây là “hồ oan hồn”.
Người ta giải thích cho hàng loạt vụ chết đuối tại đây bằng câu chuyện hoang đường rằng, vong linh người chết đuối đã quyến rũ người dương gian lao xuống lòng hồ rồi bỏ mạng dưới đáy sâu. Một số khác cho rằng, hồ Đá có “xoáy nước bí ẩn”, có thể thình lình “nuốt người”.
Và từ khi làng đại học Thủ Đức được thành lập, đông đảo sinh viên và người dân đổ về vùng này cư trú, thì án mạng dưới hồ sâu lại liên tục tiếp diễn…
Giải mã “xoáy nước nuốt người”
Càng đông dân cư, thì tin đồn hồn ma quyến rũ người trần xuống hồ “thế mạng” cho mình lại càng rầm rộ. Có người còn mạnh miệng kể rằng, đã từng mục sở thị “xoáy nước bí ẩn” thỉnh thoảng lại cuồn cuộn giữa lòng hồ. Sở dĩ, lời đồn trên hình thành là bởi người ta khó có thể giải thích tại sao có quá nhiều cái chết tại khu vực hồ Đá.
Trên thực tế, một vài cụ lão niên tại Bình Dương, Thủ Đức hoàn toàn có thể giải thích được vì sao hồ Đá lại gây ra quá nhiều cái chết thương tâm đến như vậy.
Cụ Hồ Văn Dìu, 67 tuổi, ngụ phường Bình An, thị xã Dĩ An, Bình Dương cho biết: “Mới đầu tôi cũng nghĩ là hồ Đá có xoáy nước ngầm, nên mới khiến nhiều người chết như vậy. Nhưng mà khi đến gần hồ, quan sát nó tôi mới biết là hồ này không thể có xoáy nước, vì nó hoàn toàn không có dòng chảy nghịch, cũng không có thượng nguồn. Người ta rớt xuống hồ này, chết nhiều là vì lý do khác”.
Ông Trần Quý, 52 tuổi, là thợ lặn có thâm niên, ông Quý đã từng có lần tham gia lặn mò xác người tại hồ Đá. Ông Quý lắc đầu khi nhắc về hồ Đá: “Nước trong hồ lạnh vô cùng do bao quanh là tường đá cheo leo, lởm chởm, rớt xuống hồ mà may mắn không bị đập đầu vào đá thì cũng có lòng mà sống sót nổi”.
Theo ông Quý, sở dĩ vậy là do nước quá lạnh, nên khi rơi xuống hồ, người ta khó có thể thích ứng ngay với nhiệt độ thay đổi đột ngột và dễ dàng bị chuột rút.
Ông Quý nói thêm: “Nước ở đây là “nước đứng”, nghĩa là không có dòng chảy, nên người bị chuột rút không thể nương theo dòng mà bơi vào bờ. Mà ở vùng “nước đứng”, càng vùng vẫy lại càng dễ bị chìm. Bởi vậy, người ta đoán Hồ Đá có xoáy nước ngầm, xoáy nước bí ẩn nọ kia, cũng có lý do của nó”.
Bên cạnh đó, dưới đáy hồ không phải là bùn đất thông thường mà là đá nhọn lởm chởm. Ngoài ra, còn có vô số các hố lớn nhỏ với độ nông sâu khác nhau.
Ông Trần Quý tặc lưỡi khi nói về hồ Đá: “Tôi làm thợ lặn biết bao nhiêu lâu mà chưa bao giờ thấy cái hồ nước ngọt nào nguy hiểm như cái hồ này. Nhìn nó yên ả vậy, ai cũng tưởng an toàn mà bơi sâu sâu vô một chút là nước đột ngột thay đổi nhiệt độ, lạnh như nước đá. Đã vậy, trong bán kính chừng 3 mét mà có nơi nước chỉ đến đầu gối, ngang hông, còn có chỗ hố sâu đến hơn hai chục mét. Bởi vậy, mấy đứa sinh viên cứ tưởng gần bờ là cạn, nhảy xuống tắm, sập hố một cái hụt chân là chỉ có nước chết”.
Ước tính, chỗ sâu nhất của hồ có thể hơn 50 mét. Hơn nữa, theo quan sát của chúng tôi thì quanh bờ hồ có rất nhiều dốc đá lởm chởm, cheo leo, mũi đá nhọn hoắc… Chỉ cần bất cẩn, rất dễ vấp phải đá và rơi xuống lòng hồ. Bởi địa thế nguy hiểm như vậy, cho nên gọi hồ Đá là "hồ tử thần" cũng không oan ức cho nó tí nào.
Hiện, chính quyền đã dựng rào chắn, biển báo nguy hiểm xung quanh hồ, nhưng không hiểu sao, vẫn có rất nhiều người lao xuống hồ Đá để tắm, bơi thi, … hay leo lên những vách đá cheo leo để ngắm cảnh, chơi đùa. Điều này, khiến sinh viên lẫn người dân tỏ ra coi thường nơi nguy hiểm tiềm tàng này, và những án mạng thương tâm năm nào cũng tiếp diễn tại hồ Đá …
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
- Sấm sét ngày càng nhiều, tại sao?
- 200 năm huyền thoại kênh Vĩnh Tế
- ”"Thần đèn" Nguyễn Văn Cư dời thành công cổng đền nặng hơn 100 tấn đi được 63 mét
- Cỏ Pili - Loại cỏ đặc biệt biết chuyển động khi bị ướt
- Phát hiện “thần điểu" giống khủng long bạo chúa T-rex
- Nguy cơ băng ở Bắc Băng Dương biến mất sớm hơn dự báo
- Linh vật SEA Games 31 - loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới
- Hoa ưu đàm "3.000 năm xuất hiện một lần" có thật không?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.