Giải mã: Ngôi chùa nổi tiếng "ai cầu xin con đều được toại nguyện"
(15:28:50 PM 21/04/2014)
Chùa Ngọc Hoàng "địa chỉ đỏ" cầu con ở TP.HCM
Đến cổng chùa Ngọc Hoàng, đã thấy chim, cá, rùa và nhiều con vật phóng sinh được bày la liệt. Bên ngoài chùa, có hẳn các quầy hàng bán vật phóng sinh lúc nào cũng đông khách.
Phép màu hay ám muội?
“Xin con mà đến chùa này là đúng địa chỉ rồi. Linh lắm à ngheng. Đã đến là có kết quả”- bà T., lúi húi một rổ đựng rùa con trước chùa lởi xởi nói. Bà còn khẳng định chắc mẫm, cứ 10 người đến thì 8 người thành công.
Bà cho biết, thường sau khi xin có con, người ta đều quay lại khấn vái làm lễ tạ ơn. Người nghèo thì mâm quả, người giàu có thì lễ tạ lớn, có khi cúng cả vàng tiền.
“Nhiều năm ở đây, gì biết nhiều trường hợp nhiệm màu lắm nghe”- bà kể tiếp. Có nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn nhiều năm đến xin con, chỉ vài tháng sau đã có tin mừng. “Kỷ lục” ở chùa là một phụ nữ luống tuổi, lấy chồng 18 năm không có con, tưởng đã vô vọng nhưng sau khi đến chùa khấn xin đã đạt được tâm nguyện.
Trong sân chùa, tôi gặp một cặp vợ chồng dắt tay một đứa nhỏ chuẩn bị vào lễ tạ. Người vợ vui vẻ cho tôi biết tên là Hường, quê ở tận Hải Phòng. Chị 37 tuổi, có con 5 năm trước. Thằng bé khôi ngô nũng nịu trên tay mẹ.
“Năm nào dịp này gia đình chị cũng đến chùa tạ lễ. Nhờ phước lành chị mới có được cháu như ngày hôm nay”- chị kể. Thật ra, chị lấy chồng từ năm 25 tuổi nhưng mãi chẳng có con. Cả hai đều khám chữa đông tây y đủ cả nhưng không thể có thai. Đến lúc tưởng vô vọng thì chị được mách bảo đến chùa này khấn vái.
Anh chị cất công lặn lội làm theo và như một phép màu, chỉ 3 tháng sau đã mang thai rồi hạ sinh cháu lành lặn khỏe mạnh. Gia đình chị tin vào phép màu. Nên cứ mỗi dịp sinh nhật thằng bé, lại dắt díu nhau vào chùa này khấn tạ.
Trong số những người đến khấn nguyện, rất nhiều người đang mang thai. Họ giải thích rằng dù đã chắc chắn có con trong bụng nhưng vẫn đều đặn đến để cầu trời phật phù hộ cho con mình. Thậm chí, có người bị sẩy thai cũng đến để xin tiếp.
Chị Duyên, 29 tuổi kể: Trước chị cũng thuộc dạng hiếm muộn nhiều năm. Được mách bảo nên vài tháng trước chị đến đây khấn nguyện và lập tức ứng nghiệm. Nhưng rủi thay cái thai vừa được mấy tháng thì hư mất. Cả anh và chị đều là con độc nên hai gia đình tiếc đứt ruột. Ai cũng động viện chị năng vào chùa xin đứa khác.
“Người ta nói con xin là con trời, khó nuôi lắm. Nhưng bạn bè chị vào đây nhiều người xin được hai ba đứa vẫn khỏe mạnh mà”-chị tự an ủi.
Chúng tôi bất ngờ vì “thành phần” cầu nguyện ở chùa không chỉ riêng người thành thân, rất nhiều cô gái trẻ cũng đến đây cầu khấn. Theo những hộ dân xung quanh, ngoài việc nổi tiếng cầu con. Tiếng lành đồn xa, người ta còn đến đây cầu duyên, cầu tài...mỗi người đến với một mong muốn riêng.
Ở chùa, cũng có nhiều nghi lễ rất lạ. Không có quy định nhưng đã thành lệ lâu nay. Ví như thả cá chép vàng, chép đỏ thì cầu làm ăn, cầu tài lộc; cá trê cầu sức khỏe, giải hạn; cá rô bí, ba ba : phóng sanh theo tuổi hạn; Chim phóng sanh thì cầu siêu cho người đã mất.
Đặc biệt nhất là rùa để cầu con cái. Những cặp vợ chồng đến đây thường thả một cặp rùa ghi tên tuổi của mình. Nghe đâu nếu là cặp rùa mang bầu thì càng ứng nghiệm.
“Lễ” cầu con
Phòng "cầu con" ở chùa Ngọc Hoàng lúc nào cũng đông khách
Chùa Ngọc Hoàng nằm ở số 73 Mai Thị Lựu, an lành và yên tĩnh giữa trung tâm thành phố huyên náo. Chùa nghe đâu được người Hoa xây dựng từ năm 1892, rộng khoảng 2.300m2. Giữa sân chùa rộng là một bể cá đủ loại, bên phải là bể rùa. Bể nào cũng đầy ắp cá, rùa nhiều con to quá cỡ. Chúng do những người đến khấn nguyện thả vào. Nhìn bể rùa đông đúc và các tiệm hoặc những người bưng thúng bán rùa la liệt ở ngoài cổng đủ biết số lượng người cầu con đến chùa đông như thế nào.
Vào bên trong chánh điện, thấy ít tượng phật, la hán ngoại trừ tượng phật bà nghìn tay nghìn mắt. Điện lớn của chùa thờ Ngọc Hoàng cùng tả hữu là chư vị quan chức nhà trời.
Ngoài ra, chùa còn thờ thần tài, thổ địa và nhiều vị khác. Ở phía bên trái chánh điện có một phòng nhỏ treo biển “Kim Hoa thánh mẫu” và 12 bà mụ. Có một cụ già hoặc một bà lão thay phiên nhau trực, chuyển lời khấn nguyện lên bề trên.
Bà lão dáng người mảnh khảnh, tóc bạc phân tích với tôi rằng sở dĩ có sự linh thiêng ứng nghiệm là vì Kim Hoa thánh mẫu là vị thánh coi về việc sinh đẻ trên chốn nhân gian. Bên dưới bà là 12 bà mụ, mỗi bên 6 người tư thế khác nhau. Mỗi bà lo một việc, người nắn tay, kẻ nắn chân, người nắn đầu, kẻ nắn mắt, người dạy trẻ tập bước, tập nói…
“Chỉ cần thành tâm khấn nguyện, những ai sinh khó hay hiếm muộn khi cầu khẩn đến tai các bà sẽ được bà cứu khổ cứu nạn, dùng phép tiên cho được như ý”-bà quả quyết.
Một phụ nữ luống tuổi vào thắp hương khấn nguyện trình bày nguyện vọng xin con. Bà lão già lấy một dây chỉ màu đỏ đeo vào tay khách rồi kêu chị này khấn nguyện.
Bà hướng dẫn tỉ mỉ: Nếu cầu con trai thì khấn nguyện xong treo vòng chỉ vào các bức tượng bên phải, nữ thì bên trái. Sau đó xoa vào bụng bà mụ 3 cái rồi xoa vào bụng mình 3 cái. Tiếp đến là xoa vào bụng đứa con nít dưới chân bà mụ 3 cái rồi lại xoa vào bụng mình 3 cái nữa.
Nghi thức vừa xong, bà lão châm dầu vào các ngọn đèn, vừa châm vừa đọc thật to tên tuổi, mong muốn của người đến khấn nguyện.
Tôi để ý thấy số lượng dây chỉ đỏ ở bên nam nhiều hơn hẳn, những bức tượng cũng láng bóng hơn bên nữ, chắc mẫm là người ta đến đây xin con trai nhiều hơn rồi.
Nghi lễ cầu con kết thúc rất nhanh chóng. Nhưng khách khấn viếng thường nấn ná lại rất lâu trong sân chùa. Chuyện linh thiêng ở chùa Ngọc Hoàng có người bảo thật, có người không.
Chúng tôi nhiều lần xin phỏng vấn với những người chức sắc trong chùa nhưng đều bị từ chối vì nhiều lý do khác nhau. Chỉ biết rằng, chùa thực chất là một đình của người Hoa và đến nay vẫn do những người Hoa quản lý.
Theo những hộ dân xung quanh, ngoài việc nổi tiếng cầu con. Tiếng lành đồn xa, người ta còn đến đây cầu duyên, cầu tài...mỗi người đến với một mong muốn riêng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
- Sấm sét ngày càng nhiều, tại sao?
- 200 năm huyền thoại kênh Vĩnh Tế
- ”"Thần đèn" Nguyễn Văn Cư dời thành công cổng đền nặng hơn 100 tấn đi được 63 mét
- Cỏ Pili - Loại cỏ đặc biệt biết chuyển động khi bị ướt
- Phát hiện “thần điểu" giống khủng long bạo chúa T-rex
- Nguy cơ băng ở Bắc Băng Dương biến mất sớm hơn dự báo
- Linh vật SEA Games 31 - loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới
- Hoa ưu đàm "3.000 năm xuất hiện một lần" có thật không?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.