Giải mã: Kho báu bị yểm bùa ở đảo Lý Sơn
(12:42:19 PM 01/05/2015)
Núi Hòn Tươi, nơi được cho là chứa kho báu
Lời thề trấn yểm
Ông Trần Văn Liệu, nhà nghiên cứu sử học giai đoạn triều Lê khẳng định: “Với những cứ liệu chúng tôi đã thu thập được cũng như các nhân chứng sống lẫn các dấu tích để lại thì rõ ràng nhà Lê đã có thời gian hiện diện ở đảo Lý Sơn. Khi đó, đảo Lý Sơn có vị trí rất đặc biệt, nó vừa có thể phòng thủ đối với các thế lực xâm lăng, khi xung đột thì thuận tiện trong việc triển khai thế trận".
"Dưới triều nhà Lê, đô đốc Bùi Tá Hán theo phò Lê diệt Mạc với sứ mệnh giữ yên biên trấn Quảng Nam. Ông nhận thấy để lấy được Quảng Nam từ tay quân Mạc chỉ có một con đường là chiếm đảo Lý Sơn trước để lập căn cứ, làm bàn đạp.
Sau khi mọi việc thành công Bùi Tá Hán cho dân ra Lý Sơn sinh sống. Trước khi Bùi Tá Hán đánh bại nhà Mạc thì ngoài đảo Lý Sơn đã có một lượng lớn cộng đồng người Chăm”.
Theo ông Liệu thì lượng lớn người Chăm đó có thể là trong những lần di chuyển của chế độ Chiêm Thành và lưu lạc ra đây. Trong cộng đồng người Chăm lưu lạc ở đảo Lý Sơn khi ấy có rất nhiều người thuộc dòng tộc vua Chiêm Thành. Đó chính là căn cứ để chúng ta có thể xác định được việc có tồn tại kho báu người Chăm ở đây không.
Ông Trần Hữu Hoài (năm nay 86 tuổi) cho biết: “Tôi sinh sống ở Lý Sơn này đã mấy chục năm rồi. Ngày mới ra đây, khắp nơi đều bàn tán về những người thuộc quý tộc của thời đại Chiêm Thành. Theo cha tôi kể lại thì lượng người Chăm lúc đó ra đảo Lý Sơn khoảng chừng vài ngàn người thôi. Nhưng họ mang theo rất nhiều của cải, có cả những bức tượng được đúc bằng vàng thỏi nữa.
Tuy nhiên, sau khi từ đảo dần dần bỏ vào đất liền thì họ có mang theo các châu báu ở đó hay không thì không biết. Thời đoạn nhiễu nhương nên rất có thể họ vẫn còn chôn giấu ở lại nhưng vẫn chưa ai lần ra dấu tích".
Và cũng có thể, những bức tượng vàng ngụy trang bằng gốm cùng với lời nguyền trấn yểm của người Chăm đã được lập nên. Theo tài liệu chính sử chép lại thì từ cuối thế kỉ 16 đến đầu thế kỉ 17 dưới thời vua Lê Trung Hưng và các Chúa Nguyễn, cư dân Việt từ đất liền ra đây lập nghiệp, lập An Hải phường và An Vĩnh phường. Đời vua Gia Long, năm 1808, Lý Sơn đặt thành một tổng thuộc huyện Bình Sơn, gọi là tổng Lý Sơn, vẫn có hai phường.
Đời vua Đồng Khánh, hai phường Lý Sơn An Vĩnh và Lý Sơn An Hải nằm trong tổng Bình Hà, huyện Bình Sơn, về sau lại đặt tổng Lý Sơn. Thời Pháp thuộc, đảo Lý Sơn có tên Pháp là Paulo Canton. Năm 1931, tổng Lý Sơn đặt là đồn Lý Sơn trực thuộc tỉnh, có một viên Bang tá cai trị, nặng về quân sự. An Hải phường đổi thành xã Hải Yến, An Vĩnh phường đổi thành xã Vĩnh Long.
Như vậy, nhà Lê đã có thời gian trị vì không phải là ngắn ngủi ở Lý Sơn. Tại đây, còn có thêm một công trình in đậm dấu tích vua Lê, đó là chùa Hang (tên chữ là Thiên Khổng Thạch Tự, chùa đá trời sinh) ở xã An Hải, đảo Lý Sơn, được lập ra dưới triều vua Lê Kính Tông bởi ông Trần Công Thành, một trong những người đã tạo dựng cùng với việc khẩn hoang, mở đất lập làng An Hải, An Vĩnh xưa.
Gọi là chùa Hang vì chùa nằm trong một cái hang đá lớn nhất trong hệ thống hang động đảo Lý Sơn, được tạo ra từ dãy núi Thới Lới, màu nham thạch, vách núi dựng đứng cao gần 20 mét.
Song song với đó là dấu tích của nền văn hóa Chăm-pa vẫn còn in đậm trong nhà trưng bày truyền thống cũng như các vật thể là biểu tượng ở các đảo nhỏ trên đảo Lý Sơn. Như vậy là đã rõ, người Chăm từng lưu dấu ở đây, trong đó có nhiều người thuộc dòng tộc Chiêm Thành.
Ông Trần Văn Tùng, một người nắm chuyện liên quan đến văn hóa hình thành huyện đảo Lý Sơn cho biết: “Tôi đã dày công nghiên cứu nhiều năm nhưng vẫn chưa chứng minh được có bao nhiêu người trong cung cấm của triều đại Chiêm Thành lưu lạc về đây. Tuy nhiên, một địa điểm được cho là người Chăm đã cất giấu kho báu khổng lồ của mình ở đó là thuộc núi Hòn Tươi (xã An Hải).
Ngọn núi này, nhiều năm trước một số người dân đến đó chơi và cũng định có mưu đồ đào bới nhưng đều bất thành. Nghe kể lại, nhìn nó thì giống hệt quả núi đất đỏ nhưng cứ phập cuốc xuống là lại tóe lửa lên, không sao đào xới nổi. Mà những người đi đào bới về đều bị đau nhức chân tay, phải mang lễ vật ra đó cầu cúng mấy ngày liền mới khỏi được”.
Xác nhận thêm điều này, bà Nguyễn Thị Huệ cho biết thêm: “Cũng không ai biết người Chăm giấu gì dưới đó nhưng không ai phủ nhận được rằng họ rời đảo nhưng không mang theo châu báu. Vậy thì châu báu đó đang ở đâu? Có người mang tâm địa xấu, cứ đến chân ngọn núi đó lại bỗng dưng nghe trong đầu vang lên tiếng ong ong và đau như búa bổ, phải quay về và từ bỏ ý định ngay”.
Bà Huệ cũng đồ rằng có thể chính người Chăm đã có cách yểm bùa nào đó nên không ai có thể xâm phạm được ngọn núi này. Trong các bài yểm của người Chăm mà bà Huệ nghe lỏm được từng có đoạn: hỡi thần thánh Po Glai hãy về nhận những châu báu của tín đồ gửi ngài, hãy để nó lưu cửu, hãy trường tồn cùng những việc tốt, hãy để mãi là trang sức lộng lẫy của ngài, đừng cho ai lấy đi cả.
Lời truyền và những sự kỳ bí
Bà Huệ còn bộc bạch cho chúng tôi biết rằng nếu những người ăn ở phúc hậu và thường xuyên đến đây nhang khói, trong lòng tuyệt nhiên không có sự phân biệt hay kỳ thị với người Chăm thì có khi bỗng nhiên nhặt được vàng giữa đường.
Câu chuyện của bà Huệ chẳng biết thực hư đến đâu nhưng ông Nguyễn Dự, Chủ tịch HĐND xã An Hải cũng cho biết rằng: “Chưa chứng minh được đâu nhưng bản thân tôi cũng thấy ngọn núi của người Chăm từng sống đó có vẻ linh thiêng đấy. Và, việc người dân sau khi ra núi đó khẩn cầu và nhặt được vàng ở đường là có thật. Nhưng đây chỉ là trường hợp hy hữu và có thể cũng chỉ là một sự tình cờ mà thôi”.
Xung quanh lời yểm bùa về ngọn núi này, những bậc cao niên ở đây cũng truyền tụng nhau một cách đầy huyền bí. Họ cho rằng trước khi đọc những lời yểm bùa đó, những người Chăm tiến hành thắp hương và chôn theo của cải châu báu cho một trinh nữ vừa tròn 18 tuổi chưa hề biết đến chuyện yêu đương.
Hình dáng người trinh nữ đó được đặt nằm ngửa, tay trinh nữ này cầm một con dao nhỏ. Sau đó làm dấu bằng cách trồng một cây da để tăng phần linh thiêng và có sức chống chọi trước mọi sự xâm phạm. Đặc biệt, cây da này không ai có thể chặt được. Dù thời gian có trôi chảy qua bao nhiêu năm nhưng chỉ việc đo cái bóng cây vào một khung giờ đã tiên liệu rồi đào ngay vị trí đó là đúng nơi cất giấu vàng.
Đem câu chuyện đầy huyền bí này hỏi ông Đạo Văn Tuấn, một người Chăm chính hiệu. Tuy nhiên, ông Tuấn cũng thừa nhận có những phong tục, nhất là các vấn đề liên quan đến tín ngưỡng của người Chăm xưa kia khác bây giờ nhiều nên lớp sau như chúng tôi cũng không nắm rõ được.
Nhiều người dân trên đảo còn cho rằng, nếu ai có miệt mài tìm kiếm mà may mắn biết chỗ giấu vàng nhưng cũng không tài nào đào được. Họ truyền tai nhau rằng, nhiều người cố đốn hạ những cây da làm dấu để tìm vàng thì thấy từ vết thương của cây chảy ra máu. Còn những kẻ động tay, động chân chắc chắn sẽ bị bệnh tật hoặc chết bất đắc kỳ tử.
Bà Huệ còn quả quyết rằng: “Một thời gian dài trước, thỉnh thoảng chúng tôi còn thấy người Chăm ra đảo trong vai người bán thuốc dạo. Sau khi họ về lại đất liền thì có một vài cây da bị chết khô không rõ nguyên nhân. Có thể họ ra đào lấy lại tài sản của ông cha mình, đó là nơi các cây da bị chết”.
Bà Trần Thị Hậu, người từng mơ thấy vàng sống lượn quanh ngọn núi người Chăm từng ở cho biết thêm: “Có thể đó chỉ là ảo giác. Nhưng chúng tôi chạy theo mãi mà không tài nào bắt được. Đặc biệt, thứ vàng này cứ giống như ma chơi và không phải ai cũng có thể thấy được”.
Nhà sử học Trần Văn Liệu cho rằng để lý giải được những điều kì bí này cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của những nghiên cứu văn hóa Chăm từ thời đại Chiêm Thành cùng các cứ liệu và phong tục mới hiện nay. Khi mà chưa chứng minh được rõ ràng thì tất nhiên những câu chuyện huyền bí này vẫn còn gọi mở cho nhiều người sự hoài nghi.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
- Sấm sét ngày càng nhiều, tại sao?
- 200 năm huyền thoại kênh Vĩnh Tế
- ”"Thần đèn" Nguyễn Văn Cư dời thành công cổng đền nặng hơn 100 tấn đi được 63 mét
- Cỏ Pili - Loại cỏ đặc biệt biết chuyển động khi bị ướt
- Phát hiện “thần điểu" giống khủng long bạo chúa T-rex
- Nguy cơ băng ở Bắc Băng Dương biến mất sớm hơn dự báo
- Linh vật SEA Games 31 - loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới
- Hoa ưu đàm "3.000 năm xuất hiện một lần" có thật không?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.