Giải mã: Hòn Vọng Phu ở đâu?
(22:22:05 PM 23/11/2014)Anh ruột lấy em gái - Ảnh tư liệu
Anh lấy em
Truyền thuyết có nhiều dị bản kể về hai anh em ruột lấy nhau. Khi người anh Tô Văn phát hiện ra vợ mình chính là người em gái ruột Tô Thị từ một vết sẹo trên đầu. Vết sẹo ấy do ngày trước người anh vì vô tình làm em chảy máu đầu sợ cha mẹ về đánh nên bỏ trốn. Ác nghiệt thay họ lại lấy nhau nên vợ thành chồng và có một người con. Người chồng, người anh day dứt lương tâm nên lấy cớ đi biển đánh cá rồi không trở về. Người vợ mòn mỏi đợi chồng ngày này qua ngày nọ. Nhớ chồng nên ôm con ra hòn đá trước biển ngóng trông. Hai mẹ con chết hóa đá.
Cũng có thuyết khác cho rằng, người chồng đi chiến trận không về. Vợ bồng con ra núi ngóng trông rồi chết hóa đá. Đá ấy được dân gian gọi đá trông chồng hay còn gọi hòn Vọng Phu. Cảm thương tình cảnh ấy, nhạc sĩ Lê Thương đã sáng tác ba bài Hòn Vọng Phu để ca ngợi tính chung thủy của người vợ.
Hòn Vọng Phu trải dài từ miền Bắc đến miền Trung - Ảnh tư liệu
Ngày nay ở Việt Nam có nhiều hòn Vọng Phu, trải dài từ miền Bắc và miền Trung. Theo tác giả Nguyễn Dược - Trung Hải trong Sổ tay địa danh Việt Nam, NXB Giáo dục, 1998, thì:
1. Hòn Vọng Phu ở Đắk Lắk
Dãy núi hình cung, mặt lối quay về hướng Tây Bắc nằm ở phía Tây huyện Mơ Đrăk, tỉnh Đăk Lăk, độ cao: 2.051 mét, còn có tên là Chư H’mu.
2. Hòn Vọng Phu ở Thanh Hóa
Núi Nhồi, ngày xưa gọi là núi Khế, thuộc thôn Nhuệ (Nhuệ Sơn), nay là xã Đông Hưng huyện Đông Sơn, cách thành phố Thanh Hóa khoảng ba cây số về phía Tây Nam, chu vi chừng 4.000 mét. Trên đỉnh núi có hòn đá giống hình người đàn bà và hai con nhỏ đứng trông về phương Nam, nơi có chiến trận thời Trịnh-Nguyễn phân tranh. Núi này được cư dân ở đây gọi là núi Vọng phu.
Ngoài ra cũng còn nhiều tài liệu nói về các hòn vọng phu khác.
3. Hòn Vọng Phu ở Lạng Sơn
Ðồng Ðăng có phố Kỳ Lừa/Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.
Hai câu ca dao này chỉ núi đá vôi nằm bên sông Kỳ Cùng, gần động Tam Thanh ở thị xã Lạng Sơn. Tương truyền vì mong mỏi chồng ra trận lâu về, nàng Tô Thị bồng con lên núi ngóng trông, lâu ngày hóa đá, còn gọi là núi Tô Thị.
Ảnh minh hoạ
4. Hòn Vọng Phu ở Nghệ An
Cạnh dòng Nậm Giải, Quế Phong, Nghệ An có một khối đá trắng lớn có dáng mẹ bồng con hướng mặt nhìn ra dòng nước. Người Thái ở đây vẫn gọi là hòn Vọng Phu.
5. Hòn Vọng Phu ở Quảng Nam
Ở Quảng Nam-Đà Nẵng có “Đá Bà Rầu" cũng là hòn Vọng Phu. Câu chuyện lưu truyền về pho tượng đá có hình người đàn bà này có khác với những truyền thuyết Vọng Phu trên cả nước: Người vợ có chồng đi buôn xa, ngày ngày nàng ra bờ sông mòn mỏi trông chồng. Ngày lại ngày qua, nàng vẫn hi vọng… và cuối cùng chàng trở về nhưng hạnh phúc đã không đến mà lại vỡ tan cùng với bao nhiêu nghi ngờ, ghen tuông...; chồng nàng lại bỏ nhà ra đi. Nàng buồn rầu ra cửa biển, đau thương rồi biến thành khối đá sầu muộn. Bên cạnh tượng đá nay còn có một ngọn tháp, gọi là Tháp Bà Rầu.
6. Hòn Vọng Phu ở Bình Định
"Bình Ðịnh có núi Vọng Phu/Có đầm Thị Nại, có cù lao Xanh...".
Phía Nam đầm Đạm Thủy, thuộc địa phận huyện Phù Cát, có núi Bà. Núi choán cả một vùng rộng lớn trên bốn mươi cây số vuông, uy nghi với bao điều kỳ bí. Ngày xưa, núi có tên chữ là Phô Chinh đại sơn (Phô Chinh nghĩa là “bày chiêng”) – núi Bày Chiêng còn gọi là Hòn Chuông (Chung sơn). Nhìn từ xa, Hòn Chuông giống quả chuông úp với nhiều đèo dốc: đèo Nhỏ ở phía bắc, đèo Lớn (còn gọi là đèo Tố Mộ) ở phía nam, đèo Mũi Đá Giăng ở phía đông… Trên đỉnh núi, có hai khối đá, một cao, một thấp trông tựa hình người. Từ phía biển nhìn vào giống hệt một người đàn bà tay dắt đứa con đang đứng ngóng nhìn ra khơi xa. Dân địa phương gọi đó là Hòn vọng phu.
7. Hòn Vọng Phu ở Tuy Hòa
Tuy Hòa có núi Đá Chồng (Đá Bia; Thạch Bi Sơn), thuộc xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa. Cư dân trong vùng gọi đây là núi Vọng Phu. Núi cao 706 mét nằm cạnh quốc lộ 1A thuộc dãy Đèo Cả, là một nhánh của dãy Trường Sơn chạy ra sát biển, chân núi phía nam giáp Vũng Rô. Trên đỉnh có tảng đá lớn mọc dựng đứng, trông tựa hình người đàn bà. Dân địa phương cũng truyền tụng sự tích Vọng Phu.
Vợ trông chồng hóa đá Vọng Phu - Ảnh tư liệu
Theo nhà ngôn ngữ học, tiến sĩ Lê Trung Hoa, thì: “Nói chung mỏm núi nào có chỗ cao, chỗ thấp giống hình người mẹ và đứa con, qua trí tưởng tượng của người Việt, đều có thể trở thành hòn Vọng Phu” (SGGP Thứ 7, 30-12-2000).
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
- Sấm sét ngày càng nhiều, tại sao?
- 200 năm huyền thoại kênh Vĩnh Tế
- ”"Thần đèn" Nguyễn Văn Cư dời thành công cổng đền nặng hơn 100 tấn đi được 63 mét
- Cỏ Pili - Loại cỏ đặc biệt biết chuyển động khi bị ướt
- Phát hiện “thần điểu" giống khủng long bạo chúa T-rex
- Nguy cơ băng ở Bắc Băng Dương biến mất sớm hơn dự báo
- Linh vật SEA Games 31 - loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới
- Hoa ưu đàm "3.000 năm xuất hiện một lần" có thật không?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.