»

Thứ bảy, 18/01/2025, 19:37:15 PM (GMT+7)

Giải mã: Giai thoại thương gia cầu cơ bị quỷ nhập đến hóa điên ở Miếu Nổi Tin ảnh

(13:30:08 PM 18/03/2014)
(Tin Môi Trường) - Chuyện kể rằng từ khi người giữ Miếu Nổi hóa điên thì xuất hiện lời đồn đại ly kỳ rùng rợn rằng, Miếu Nổi là nơi trú ngụ của những oan hồn chết đuối, do mất xác, không được siêu sinh nên trở thành quỷ, ám người ta đến hóa điên...

Gần 300 năm qua, Miếu Nổi vẫn nằm giữa dòng Vàm Thuật như thách thức thời gian lẫn không gian- Ảnh: Trương Linh


Có thời, Miếu Nổi gắn liền với những huyền tích linh thiêng, kỳ bí đến mức ban ngày thiên hạ đổ xô đến cầu tài, xin quẻ, đến xế chiều đã vội vã lục tục ra về. Và cho đến đêm, cả vùng Miếu Nổi hoang lạnh, không ai đủ can đảm bén mảng lại gần. Có chăng là những kẻ dám liều mình nán lại miếu để cầu cơ…
Miếu thờ Bà giữa dòng Vàm Thuật

Miếu Nổi nằm giữa dòng chảy sông Vàm Thuật, một nhánh nhỏ của sông Sài Gòn, xưa là vùng ven thành Gia Định, nay thuộc quận Gò Vấp, TP.HCM.

Không ai biết chính xác Miếu Nổi được dựng lên từ năm nào, và những câu chuyện về nguồn gốc ngôi cổ miếu này chỉ còn là giai thoại được lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Theo ông Lê Hữu Phước – thành viên Ban quản lý Miếu Nổi, thì có một giai thoại khá phổ biến liên quan đến nguồn gốc hình thành ngôi miếu linh thiêng này. Chuyện kể lại, cách đây gần ba  trăm năm về trước, một ngư phủ quăng lưới đánh cá trên dòng sông Bến Cát (thuộc xã Hạnh Thông, tổng Bình Trị Thượng, huyện Gò Vấp, tỉnh Gia Định, nay thuộc TP.HCM) đã vớt được một pho tượng phụ nữ. Dân trong vùng xôn xao, gọi đó là tượng Bà Thủy Tề.

Họ liền cúng bái và lập miếu thờ Bà trên cù lao giữa sông để Bà có thể phù hộ cho những ghe thuyền xuôi ngược.

Trong một quyển sách viết về những công trình nổi bật của Sài Gòn – Gia Định, cũng có ghi lại một câu chuyện truyền khẩu về Miếu Nổi như sau: “Tương truyền cách nay mười mấy năm, trên sông Bến Cát trước ngôi miếu thường có cặp cá bông to lớn nổi lờ đờ trên mặt nước, mọi người trông thấy cho đó là cặp cá thần của bà cậu, đồng bào quanh vùng không ai dám đá động gì cả, mỗi lần nổi lên như vậy thì trong làng có chuyện lục đục không an, hoặc ra điều cho người chết đuối dưới sông”.

Miếu nằm giữa dòng sông nên người dân vẫn hay gọi là Miếu Nổi. Nhưng thực ra, trên bảng đề, miếu có tên gọi là Phù Châu. Thời chiến tranh loạn lạc, miếu bị bỏ hoang, không còn ai hương khói. Tuy nhiên, qua bao nhiêu thăng trầm, bão giông, bao bận thủy triều dân rút, miếu Phù Châu vẫn trơ trơ nằm đó thách thức thủy thần.

Mãi đến năm 1989, một thương nhân gốc Hoa tên Lục Câu mới đứng ra bỏ tiền và phát động mọi người sửa sang, trùng tu lại ngôi miếu linh. Từ đó, miếu mới có kiểu kiến trúc phối hợp hài hòa hai nền văn hóa Việt – Hoa như ngày nay.

Quỷ nhập bởi cầu cơ?

Theo các cao niên cư ngụ tại Sài Gòn, những năm trước 1975, nhắc đến Miếu Nổi là người ta nhớ đến chuyện một thương gia vì quá tin vào cầu cơ nên bị … quỷ nhập.

Ông Lâm Tiêu Quan, 67 tuổi, ngụ phường 5, quận Gò Vấp kể lại rằng, lúc trước Gò Vấp là đất của những nấm mồ hoang. Bờ sông Vàm Thuât cũng là một vùng toàn mồ mả bạt ngàn, đã vậy giữa sông còn có một ngôi cổ miếu linh thiêng nức tiếng. Nên rất nhiều kẻ say mê đỏ đen, bài bạc kể cả những thương gia cũng kéo đến đây cầu cơ xin người âm chỉ dẫn. Theo ông Quan, Lục Câu có thể cũng phất lên nhờ cách này nên mới bỏ tiền tu sửa miếu Phù Châu.


Ông Quan kể, để cầu cơ có rất nhiều cách, những kẻ mê tín thường dùng 3 cây nhang một cây đèn cầy, vài đồng xu cũ, những thức đồ cúng như cúng cô hồn, và lựa tầm khoảng 8 giờ tối đến 12 giờ khuya để lập bàn cầu cơ.
Bàn cầu cơ có nhiều cách vẽ, thường là tấm giấy trắng chia bốn ô, mỗi ô có để một chữ như “Quỷ”, “Ma”, “Thăng”, .v.v. ngoài ra còn có chữ cái, hay số, tùy theo kẻ cầu cơ muốn xin gì.

Kẻ cầu cơ thường thắp nhang rồi khấn: “Cầu ma quỷ thánh thần trên thiên đàng, dưới điạ ngục xin hãy nhập vào đồng xu này, 3 nén hương thắp sẵn. Xin mời người lên chơi xin mời người lên xơi, làm cho cơ quay cờ chạy vòng vòng. Xin mời người lên chơi, xin mời người cùng xơi”.

Nếu đồng xu chạy vào chữ “Ma” hay “Thăng” trên bàn cầu cơ là được quyền xin tiếp, nhưng nếu đồng xu vào chữ “Quỷ”, kẻ cầu cơ nếu nhẹ vía, không dừng lại kịp lúc có thể sẽ bị “quỷ nhập” và hóa điên.

Theo ông Quan, vị thương gia nọ đã từng cầu cơ bên bờ sông miếu Nổi, được người âm chỉ dẫn ông ta khá thành công nên tiếp tục quay lại đặt bàn cầu cơ với hy vọng vận may sẽ đến với mình lần nữa. Nhưng lần này, đồng xu chạy vào chữ “Quỷ”, không kịp thoát, vị thương gia nọ đã bị “quỷ ám” đến hóa điên, tán gia bại sản.
Vì câu chuyện đó, mà khoảng thời gian trước và sau 1975, không ai dám bén mảng đến miếu Nổi, dù trước đó, Miếu Nổi đã từng là nơi hành hương hết mực linh thiêng của người Sài Gòn.
 


Miếu Nổi tên chính thức là Phù Châu miếu- Ảnh: Trương Linh



Chuyện người giữ miếu hóa điên


Theo ông Lê Hữu Phước, chuyện người thương nhân bị hóa điên do cầu cơ tại Miếu Nổi có thể bắt nguồn từ việc ông Phan Thành Lợi người đã từng trông coi miếu Nổi, rồi bị bệnh tâm thần.


Ông Lê Hữu Phước kể lại, từ thời Miếu Nổi còn là ngôi miếu bỏ hoang không ai trông giữ, ông Phan Thành Lợi, cháu cụ Phan Thanh Giản (Phan Thanh Giản quê ở huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre là nhà sử học lớn của dân tộc) đã từng có một thời gian ở tại đây.


Tuổi già, sống cô đơn, ông Phan Thành Lợi đã tìm ra Miếu Nổi ở ẩn, xa lánh thế sự và cuộc sống bon chen nơi thị thành. Ngày đó, thức ăn của ông mỗi ngày là đồ cúng mà người dân mang ra miếu cúng hàng tuần.

Theo người dân ở đây và bà nội ông Phước thì một thời gian sau, ông Phan Thành Lợi đầu óc "trở nên không bình thường, hóa điên rồi bỏ miếu đi đâu không ai rõ". Từ đó mới có nhiều lời đồn đại ly kỳ rùng rợn rằng, Miếu Nổi là nơi trú ngụ của những oan hồn chết đuối, do mất xác, không được siêu sinh nên trở thành quỷ, ám người ta đến hóa điên.


Những lời đồn này khiến người dân không dám đến đây hành hương, càng không ai dám trông coi miếu Nổi, khiến ngôi miếu một thời khói hương nghi ngút một thời gian đã trở nên hoang lạnh, quạnh quẽ.


Tất nhiên, những lời đồn đại về ma quỷ chỉ là điều không có thực, và người dân bịa ra để tiêu khiển những lúc nhàn cư.

Ông Lê Hữu Phước nói: “Tuy chuyện “hồn ma bóng quế” là hoang đường, kỳ dị. Nhưng cũng có thể đây là vùng đất hàng trăm năm gắn liền với nhiều huyền tích đã trở nên linh thiêng…


Cho đến nay, Miếu Nổi đã được công nhận là Di tích cấp quốc gia và hàng ngày có rất nhiều người viếng thăm, cầu phù hộ độ trì, tài lộc tại ngôi miếu nằm chơ vơ giữa dòng Vàm Thuật. Và chính những giai thoại ly kì, những huyền tích gắn liền với người thật, việc thật, nên từ lâu, Miếu Nổi  đã trở thành gò đất linh thiêng của Gia Định thành gần 3 thế kỷ trôi qua.

 


Miếu Nổi là nơi cúng bái được xếp vào hàng linh thiêng bậc nhất Sài Gòn-Ảnh: Trương Linh

Hồ Bá Nguyễn- Một thế giới
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Giải mã: Giai thoại thương gia cầu cơ bị quỷ nhập đến hóa điên ở Miếu Nổi

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Tin Môi Trường
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

VACNE 30 năm
 Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI