Giải mã: Vì sao dân Trung Quốc "phát cuồng" và đổ tiền mua gỗ sưa?
(13:10:30 PM 02/03/2014)
Gỗ sưa, "báu vật" của các vua chúa
Cây gỗ Sưa đỏ có tên khoa học là Dalbergia Tonkinensis Prain. Ở Việt Nam cây sưa đỏ còn gọi là cây Huỳnh đàn đỏ, Trắc thối hay cây Huê mộc vàng, còn ở Trung Quốc cây sưa đỏ được gọi là cây Hoàng hoa lê Hải Nam vì cây mọc chủ yếu ở Hải Nam.
Theo một số sách cổ như “Bác vật yếu lãm” và “Bản mục thập di” cho biết, gỗ sưa của người Giao Chỉ (tức vùng đất thuộc Việt Nam ngày nay) là loại gỗ tốt nhất. Người xưa thường chế tác gỗ sưa đỏ để làm ngai vàng, đồ dùng hàng ngày, bàn ghế cũng như giường tủ cho các vua chúa cũng như những gia đình thuộc giới quý tộc.
Gỗ sưa được dùng ở Trung Quốc từ thời Đường, và sau được ưa chuộng rộng rãi vào thời Minh và Thanh. Từ lâu người Trung Quốc đã xem gỗ sưa là một trong bốn loại gỗ quí nhất, gồm Tử đàn, Hoàng hoa lê, Kê sí và Thiết lực. Ngoài vàng bạc châu báu thì các nước chư hầu của phong kiến Trung Quốc xưa ở phía nam thường cống nạp cho triều đình loại gỗ quí này.
Khúc gỗ sưa được trục vớt ở Quảng Bình đã nhiều phần mục nát
Gỗ sưa là vị thuốc quý chữa "bách bệnh"?
Một số sách của Trung Quốc như “Trung dược đại từ điển” và “Bản thảo cương mục” đều xem gỗ sưa đỏ có những công dụng y tế nhất định như cầm máu, giảm đau, chống huyết áp, bệnh đường ruột, nhuận khí, chứa bễnh tim và hoạt huyết. Một bài viết có tiêu đề “Vì sao cây Hoàng hoa lê Hải Nam đắt hơn vàng?” đăng trên trang Hualimu.net ngày 23.6.2011 giải thích, cây gỗ sưa đắt đỏ vì người Trung Quốc quan niệm nó có công dụng chữa bệnh tuyệt vời. Họ cho rằng, có gỗ sưa mà gối đầu thì không khác gì thuốc được truyền trực tiếp vào người.
Tuy nhiên, gỗ sưa chỉ được đề cập là một loại có công dụng như thảo dược khi phối hợp với các loại dược liệu khác mới có tác dụng nhưng lại không thấy sách nào mô tả cách chế biến gỗ sưa thành thuốc hay chứng minh trong gỗ sưa có chất nào ích lợi thảo dược.
Thế nhưng, theo Tiến sĩ Đoàn Văn Thu, Phó Giám đốc Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam khi trả lời phỏng vấn báo Tuổi trẻ vào năm 2012 cho biết, cả phía các chuyên gia Việt Nam và Trung Quốc đều không tìm ra lí do tại sao gỗ sưa đắt đến như vậy đồng thời cũng không phát hiện ra giá trị thảo dược nào trong loại gỗ này.
Gỗ sưa dùng để ướp xác, trừ tà?
Hiện nay, gỗ sưa đỏ được nhiều người truyền tai nhau là một loại hương liệu được người Trung Quốc từ xưa dùng để ướp xác giới quý tộc, đồng thời có thể làm khí cụ trừ tà đuổi ma và trấn yểm. Mặc dù vậy, hiện nay chưa có thông tin nào xác nhận đã tìm thấy xác ướp được ướp bằng hương liệu từ gỗ sưa.
Riêng ở Việt Nam, việc dùng gỗ làm chất ướp xác trong các ngôi mộ cổ được khai quật đến nay lại xác định là cây Hoàng đàn rủ, còn gọi là Ngọc am hay San Mộc và có tên khoa học là Cupressus funebris chứ không phải gỗ sưa đỏ. Một số chuyên gia cho rằng, gỗ sưa có thể không dùng làm hương liệu trong ướp xác như đồn đại vì loại gỗ này không phải là loại tiết ra tinh dầu thơm.
Gỗ sưa đỏ có độ bền hạng nhất?
Nhiều người vẫn tin rằng, gỗ sưa đỏ thuộc hàng đầu bảng trong các loại gỗ quí, vượt trội cả lim, gụ, táu và sến. Nó có độ bền chắc, mùi hương thơm lâu dù bị ngâm nước nhiều năm vẫn không hề bị thấm nước hay mục nát.
Nhưng theo nghiên cứu của giới khoa học Việt Nam, cây sưa chỉ đứng ở nhóm gỗ 2, độ chịu lực không bằng nhóm gỗ 1 là lim, gụ. Thạc sỹ Đỗ Văn Bản, Trưởng phòng Tài nguyên thực vật thuộc Viện Khoa học lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) cho biết trên trang Vtc.vn ngày 15.5.2012, tuy gỗ sưa đỏ thuộc loại gỗ đẹp nhưng vẫn đứng sau gỗ trắc. Người dân coi là loại gỗ thơm nhưng không được ưa chuộng như gỗ giáng hương.
Gỗ sưa Trung Quốc đắt hơn gỗ sưa Việt Nam
Gỗ sưa ở Việt Nam hiện nay chủ yếu bán cho các thương lái Trung Quốc. Theo các chuyên gia Trung Quốc, do có sự tương đồng về điều kiện tự nhiên giữa Việt Nam với đảo Hải Nam Trung Quốc nên cây sưa ở Việt Nam có đặc điểm gần gũi với cây sưa Hải Nam. Song một số người tin rằng, gỗ sưa Việt Nam không bằng sưa Hải Nam.
Đồ gỗ sưa Trung Quốc đắt giá
Nếu trước đây vào những thập niên 70 của thế kỷ XX, giá gỗ sưa ở Trung Quốc rất rẻ thì đến những năm 2007-2008 khi loại gỗ này trở nên hiếm và các cây mới thì vẫn còn non nên giá gỗ sưa đắt đỏ hơn bao giờ hết. Mặc dù vậy, đó chủ yếu là những cổ vật gỗ sưa được thiết kế theo phong cách nhà Minh hay Thanh. Trang Hualimu.net tiết lộ, để mua một chiếc tủ làm bằng gỗ sưa chân vuông cũ cần khoảng 5 triệu nhân dân tệ. Tờ Xinhuanet cho hay, một chiếc ghế gập làm từ thời nhà Thanh cũng có giá 4,8 triệu nhân dân tệ (khoảng 14 tỉ đồng).
Tuy nhiên, hiện nay những đồ gỗ sưa ở Trung Quốc hầu hết đều xuất xứ từ sưa Việt Nam. Theo một số đại gia buôn gỗ ở làng Đồng Kỵ, Bắc Ninh tiết lộ, giá gỗ sưa thường đắt đỏ vì người Trung Quốc thường tung tin mua gỗ sưa về vì mục đích tâm linh huyền bí và chữa bệnh. Họ thổi giá lên cao rồi có thể sẽ bí mật chuyển gỗ ngược trở lại bán cho người Việt Nam!
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
- Sấm sét ngày càng nhiều, tại sao?
- 200 năm huyền thoại kênh Vĩnh Tế
- ”"Thần đèn" Nguyễn Văn Cư dời thành công cổng đền nặng hơn 100 tấn đi được 63 mét
- Cỏ Pili - Loại cỏ đặc biệt biết chuyển động khi bị ướt
- Phát hiện “thần điểu" giống khủng long bạo chúa T-rex
- Nguy cơ băng ở Bắc Băng Dương biến mất sớm hơn dự báo
- Linh vật SEA Games 31 - loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới
- Hoa ưu đàm "3.000 năm xuất hiện một lần" có thật không?
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
(Tin Môi Trường) - Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi tại thôn Giữa, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là một báu vật thiên nhiên quý hiếm, đang được bảo tồn trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng này. Đây là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn thu hút du khách từ nhiều tỉnh, thành tới thăm quan.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Phú Yên lập Công viên địa chất để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.