“Động đất ở Malaysia là do du khách thoát y!”
(17:34:51 PM 07/06/2015)
Phó Thủ hiến bang Sabah Tan Sri Joseph Pairin Kitingan (giữa) nói về vụ động đất. Ảnh: Malay Mail Online
Theo Phó Thủ hiến Tan Sri Joseph Pairin Kitingan, trận động đất là hệ quả của việc một nhóm 10 du khách châu Âu đã thoát y gần đỉnh núi Kinabalu để chụp ảnh hồi tháng trước.
Núi Kinabalu được xem là rất linh thiêng đối với bộ tộc bản địa Kadazan Dusun vì họ cho rằng đây là nơi an nghỉ của các linh hồn. Ông Pairin nói thảm kịch này là “minh chứng” cho hậu quả của hành động “thiếu tôn trọng tập quán địa phương”.
Tờ Malay Mail Online còn trích dẫn lời ông Pairin rằng: “Dù mọi người có tin hay không thì đó cũng là điều mà mà người Sabah chúng tôi tin theo. Trận động đất xảy ra như một sự chứng nhận cho đức tin của chúng tôi. Đây là một ngọn núi linh thiêng và bạn không thể xem nhẹ điều đó được. Gần như chắc chắn có mối liên hệ nào đó giữa 2 sự việc. Qua việc này, chúng tôi muốn nhắn nhủ mọi người rằng không nên thiếu tôn trọng đối với những niềm tin tín ngưỡng và tập quán địa phương”.
Phó Thủ hiến bang Sabah chia sẻ thấy điềm báo hồi đầu tuần qua khi có một đàn chim én bay lượn vòng vòng bên ngoài nhà ông khi ông đang ăn sáng. Ông kể: “Lúc đầu tôi không thấy gì bất thường nhưng việc này cứ tái diễn đến hơn nửa giờ khiến tôi nghĩ có gì đó không ổn và có điều gì đó tồi tệ sắp xảy ra. Ngày tiếp theo khi tôi đang trên đường ra sân bay thì xảy ra động đất”.
Hồi tháng trước, một nhóm leo núi gồm 10 người châu Âu (trong đó có 2 người Canada, 2 người Hà Lan và 1 người Đức) đã khỏa thân để chụp ảnh kỷ niệm khi leo đến đỉnh núi. Hành động này đã khiến người dân trong những ngôi làng trong vùng phẫn nộ. Một người địa phương giấu tên chia sẻ: “Lần cuối cùng chúng tôi bị động đất đã cách đây lâu lắm! Điều này còn hơn cả sự trùng hợp. Tôi nghĩ rằng những linh hồn đã cảm thấy bị xúc phạm bởi hành động bất kính của họ”.
Số người thiệt mạng trong vụ động đất làm rung chuyển núi Kinabalu và bang Sabah ngày 5-6 đã lên đến 13 người và hiện vẫn còn 6 người mất tích. Theo báo chí Malaysia, trong số những người thiệt mạng có một nhóm học sinh tiểu học đến từ Singapore. Hiện công tác cứu hộ và tìm kiếm người mất tích vẫn đang được triển khai.
Đây là trận động đất mạnh nhất tại Malaysia trong nhiều thập kỷ qua và làm rung chuyển cả một vùng rộng lớn của bang Sabah, khiến nhiều tòa nhà ở thành phố Kota Kinabalu bị nứt tường, vỡ kính và có người bị ngã từ trên cao xuống. Còn ở khu vực quanh chân núi, những tảng đá lớn đổ xuống cũng đã gây thương tích cho một số dân làng.
Những bức ảnh những du khách cời đồ chụp ảnh trên đỉnh núi thiêng được phát tán trên Facebook đã khiến người dân Sabah phẫn nộ.
Núi Kinabalu nơi xảy ra động đất
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
- Sấm sét ngày càng nhiều, tại sao?
- 200 năm huyền thoại kênh Vĩnh Tế
- ”"Thần đèn" Nguyễn Văn Cư dời thành công cổng đền nặng hơn 100 tấn đi được 63 mét
- Cỏ Pili - Loại cỏ đặc biệt biết chuyển động khi bị ướt
- Phát hiện “thần điểu" giống khủng long bạo chúa T-rex
- Nguy cơ băng ở Bắc Băng Dương biến mất sớm hơn dự báo
- Linh vật SEA Games 31 - loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới
- Hoa ưu đàm "3.000 năm xuất hiện một lần" có thật không?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.