Độ phình mặt đất giúp cảnh báo sớm núi lửa phun trào
(09:44:19 AM 14/01/2014)Trong quá trình nghiên cứu, một nhóm các nhà khoa học thuộc Trung tâm núi lửa học Bắc Âu ở thủ đô Reykjavik của Iceland, do Sigrun Hreinsdottir đứng đầu, đã lắp đặt các bộ cảm biến của Hệ thống định vị toàn cầu (GPS) quanh ngọn núi lửa nổi tiếng Grimsvoetn của Iceland.
Các dữ liệu thu được cho thấy, khi Grimsvoetn hoạt động vào tháng 5/2011, mặt đất xung quanh nó đã phình lên.
Trong đợt phun trào ngắn nhưng dữ dội này, Grimsvoetn đã tạo ra một cột khói bụi cao tới 20km.
Ảnh minh họa
Bằng cách so sánh mức độ biến dạng của mặt đất với khối lượng tro bụi phun ra, các nhà khoa học đã xác định được các điều kiện thường xảy ra trong bồn magma (đá nóng chảy), được hình thành bên dưới núi lửa trước khi xảy ra hiện tượng phun trào.
Bồn magma là nơi đá nóng chảy liên tục được bơm vào. Khi áp suất tại đó lên quá cao, magma sẽ được giải phóng thông qua sự đứt gãy của mặt đất phía trên, sau đó, trở thành tro bụi do bị giảm nhiệt trong quá trình di chuyển trong không khí.
Thời gian phun trào và quy mô cột khói phụ thuộc vào một số yếu tố bên trong bồn magma như khối lượng magma, lực phun và sự đàn hồi của các bức tường đá bên trong bồn khi áp suất tăng.
Theo kết quả nghiên cứu, bồn magma của núi lửa Grimsvoetn có chiều dài khoảng 3km. Các dấu hiệu bên dưới lòng đất cho thấy nếu áp suất ở độ sâu 1,7km giảm thì khoảng 1 tiếng sau núi lửa này sẽ phun trào.
Đối với các núi lửa đang được giám sát chặt chẽ, phương pháp này có thể giúp cảnh báo các đợt phun trào sắp xảy ra và dự báo độ cao có thể có của các đám mây bụi.
Một cảnh báo sớm như vậy sẽ rất hữu ích đối với ngành hàng không.
Grimsvoetn nằm ở trung tâm vùng sông băng Vatnajoekull lớn nhất ở Iceland và cũng là núi lửa hoạt động mạnh nhất của nước này. Nó đã phun trào chín lần kể từ 1922 đến 2004.
Đợt phun trào năm 2011 đã gây nhiều quan ngại về việc có thể làm hỗn loạn giao thông đường không, giống như một năm trước đó khi ngọn núi lửa gần đó là Eyjafjoell phun trào, gây ra sự đình trệ hoạt động hàng không lớn nhất từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 với khoảng 100.000 chuyến bay và 8 triệu hành khách bị ảnh hưởng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
- Sấm sét ngày càng nhiều, tại sao?
- 200 năm huyền thoại kênh Vĩnh Tế
- ”"Thần đèn" Nguyễn Văn Cư dời thành công cổng đền nặng hơn 100 tấn đi được 63 mét
- Cỏ Pili - Loại cỏ đặc biệt biết chuyển động khi bị ướt
- Phát hiện “thần điểu" giống khủng long bạo chúa T-rex
- Nguy cơ băng ở Bắc Băng Dương biến mất sớm hơn dự báo
- Linh vật SEA Games 31 - loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới
- Hoa ưu đàm "3.000 năm xuất hiện một lần" có thật không?
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
(Tin Môi Trường) - Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi tại thôn Giữa, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là một báu vật thiên nhiên quý hiếm, đang được bảo tồn trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng này. Đây là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn thu hút du khách từ nhiều tỉnh, thành tới thăm quan.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Phú Yên lập Công viên địa chất để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.