Cuộc di cư vĩ đại nhất hành tinh tại châu Phi
(19:54:36 PM 01/05/2019)(Tin Môi Trường) - Mùa khô ở Kenya và Tanzania là lúc hàng triệu con vật rời khỏi nơi ở của mình để đến những vùng đất mới. Cuộc di cư lớn này là cảnh tượng kỳ vĩ nhất năm của thiên nhiên châu Phi.
>> Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam >> Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải >> Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam >> Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long >> Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
Hàng năm, gần 1,5 triệu con linh dương đầu bò và 20.000 loài động vật khác di tản từ Tanzania đến Kenya để tìm những bãi cỏ và nguồn nước mới. Hiện tượng kỳ vĩ này được gọi là Cuộc di cư lớn. Ảnh: Andbeyond.
Cứ đến khoảng thời gian này, du khách từ khắp nơi trên thế giới đổ về châu Phi để chứng kiến cảnh tượng hàng trăm con linh dương, ngựa vằn đồng loạt băng qua những con sông lớn, di tản theo đàn trên những ngọn đồi, cánh đồng đằng xa. Ảnh: Africa Endeavours.
Tại đây, du khách sẽ được nhìn thấy cuộc sống hoang dã qua lăng kính chân thật nhất. Đàn linh dương khi di cư sẽ đi một đoạn đường dài gần 3.000 km và phải vượt qua nhiều hiểm nguy. Những con linh cẩu, sư tử sẽ rình rập gần quanh để săn mồi, cá sấu sẽ ẩn mình dưới con sông, chờ đợi một con vật kiệt sức gục xuống rồi tấn công. Ảnh: Mark Deeble & Victoria Stone, Tanapa, rhinoafrica, yunsun84.
Dù là chuyến du lịch đi vào thế giới hoang dã, nhưng quanh Tanzania và Kenya có rất nhiều khách sạn tuyệt đẹp với không gian mở cho du khách vừa có khoảng thời gian dễ chịu nhất, vừa được thưởng thức vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên nơi đây. Nhiều du khách khác lại chuộng ở trong những khu trại di động hơn để họ có thể theo sát cuộc hành trình của bầy thú. Ảnh: shadowsofafrica, thetravelization.
Vài khách du lịch chia sẻ họ khá sốc trước cảnh tượng nhìn thấy. Thiên nhiên rất khắc nghiệt và không nhân từ với kẻ yếu. Việc nhìn thấy một con linh dương con không theo kịp mẹ hay các con vật lớn tuổi gục ngã do kiệt sức bị những con vật săn mồi mổ xẻ và ăn thịt là phổ biến trong quá trình theo dõi cuộc di cư. Ảnh: ashishparmarphotography, Brent Leo-Smith.
Việc chứng kiến hình ảnh hàng trăm con thú chạy theo đàn tạo ra lớp bụi dày đằng xa, bắt được khoảnh khắc một con cá sấu phóng lên cao đớp mồi sẽ là trải nghiệm khó quên cho bất cứ ai đã từng chứng kiến. Nhiều du khách trở về cho rằng Cuộc di cư lớn dạy cho họ nhiều bài học về thiên nhiên hoang dã cùng với giá trị của sự sống và cái chết. Ảnh: Discover Africa.
Nếu muốn một lần nhìn thấy cảnh tượng này, bạn nên đăng ký một tour trọn gói có hướng dẫn viên chuyên nghiệp. Một tour tham quan thường kéo dài trong khoảng 10 ngày và diễn ra vào nhiều thời điểm trong năm. Du khách có thể chọn chuyến đi phù hợp với mình nhất. Ngoài việc ngắm cảnh đẹp, khi tham gia tour, bạn còn được thưởng thức những bữa thịt nướng ngoài trời trong khung cảnh thiên nhiên hoang dã. Ảnh: famicastaway, safari365.
T.H (tổng hợp)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
- Sấm sét ngày càng nhiều, tại sao?
- 200 năm huyền thoại kênh Vĩnh Tế
- ”"Thần đèn" Nguyễn Văn Cư dời thành công cổng đền nặng hơn 100 tấn đi được 63 mét
- Cỏ Pili - Loại cỏ đặc biệt biết chuyển động khi bị ướt
- Phát hiện “thần điểu" giống khủng long bạo chúa T-rex
- Nguy cơ băng ở Bắc Băng Dương biến mất sớm hơn dự báo
- Linh vật SEA Games 31 - loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới
- Hoa ưu đàm "3.000 năm xuất hiện một lần" có thật không?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.