Chim bị ruồng bỏ khi nhan sắc tàn phai
(08:34:14 AM 27/06/2012)
Chỏm lông trên đầu là thước đo mức độ hấp dẫn của chim sẻ ngô xanh. Ảnh: rspk.org.uk
Sẻ ngô là loài chim có bộ lông màu xanh da trời và vàng. Chúng sống định cư và phân bố ở châu Âu và Tây Á. Cả con trống và con mái sống chung với nhiều bạn đời trong suốt cuộc đời của chúng. Chỏm lông trên đỉnh đầu chúng phản chiếu tia cực tím. Khả năng phản chiếu tia cực tím càng lớn thì mức độ hấp dẫn của chim càng cao.
Từ thập niên 1970, các nhà điểu học đã biết rằng đa số các loài chim đều có thể cảm nhận được tia cực tím, giống như nhiều loài côn trùng, nhện, cá, bò sát và cả một vài loài có vú (gặm nhấm). Võng mạc của chim có một khác biệt cơ bản: Trong khi ở người chỉ có 3 loại tế bào hình nón nhạy cảm với ánh sáng đỏ, xanh lục và xanh dương, loại chim lại có thêm một loại tế bào nhạy cảm với tia cực tím. Vì thế mà cảm nhận của con người về thế giới xung quanh không hề giống chim.
Để tìm hiểu vai trò của “sắc đẹp” đối với đời sống lứa đôi của chim sẻ ngô xanh, một nhóm chuyên gia của Viện Phong tục Konrad Lorenz tại Áo bôi dầu chứa hóa chất chặn tia cực tím vào phần lông trên đỉnh đầu của một số chim mái, AFP đưa tin.
Họ cũng bôi dầu lên lông đầu của một số con chim mái khác, nhưng loại dầu này không chứa hóa chất chặn tia cực tím, để đảm bảo rằng mùi dầu không phải là nguyên nhân khiến con trống xa lánh con mái.
Kết quả cho thấy, sau khi lông trên đầu những con mái mất khả năng phản chiếu tia cực tím, thời gian hoạt động đơn độc của chim trống tăng lên và số lần mang mồi về tổ để nuôi con của chúng cũng giảm.
Tình trạng tương tự không xảy ra ở nhóm chim mái được bôi loại dầu không chứa hóa chất chặn tia cực tím.
“Mức độ phản chiếu tia cực tím của chỏm lông trên đầu chim mái có vai trò lớn đối với sự đầu tư của chim trống vào việc chăm sóc con. Số lần tha mồi về tổ của chim trống sẽ giảm nếu khả năng phản chiếu tia cực tím của chỏm lông trên đầu chim mái giảm”, nhóm nghiên cứu kết luận.
Matteo Griggio, một thành viên trong nhóm nghiên cứu, cho hay, những con sẻ ngô đực dành nhiều thời gian hơn cho những hoạt động độc lập, dù chúng thực hiện những hoạt động đó gần tổ của chúng.
“Có lẽ chim trống muốn giữ sức cho con mái khác hấp dẫn hơn trong mùa sinh sản sau”, Griggio nhận xét.
Nhóm nghiên cứu cho rằng, do sự "háo sắc" của con trống, chim sẻ ngô mái phải dành nhiều thời gian cho việc rỉa lông để duy trì "nhan sắc". Trong môi trường hoang dã, khả năng phản chiếu tia cực tím của lông chim giảm bởi bụi, tình trạng ô nhiễm không khí hoặc sự hiện diện của ký sinh trùng trên cơ thể chim.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
- Sấm sét ngày càng nhiều, tại sao?
- 200 năm huyền thoại kênh Vĩnh Tế
- ”"Thần đèn" Nguyễn Văn Cư dời thành công cổng đền nặng hơn 100 tấn đi được 63 mét
- Cỏ Pili - Loại cỏ đặc biệt biết chuyển động khi bị ướt
- Phát hiện “thần điểu" giống khủng long bạo chúa T-rex
- Nguy cơ băng ở Bắc Băng Dương biến mất sớm hơn dự báo
- Linh vật SEA Games 31 - loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới
- Hoa ưu đàm "3.000 năm xuất hiện một lần" có thật không?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.