Cái kết thương tâm của địa cầu
(09:46:31 AM 28/06/2012)
|
Không ai có thể dự đoán chính xác được tương lai, huống chi là thời điểm diệt vong của trái đất. Trong những giả thuyết tận diệt được suy luận một cách logic dưới con mắt của giới thiên văn và vật lý học, có ít nhất 2 giả thuyết tạm chấp nhận được về cái kết thương tâm của địa cầu. Đó là khả năng dải Ngân hà đâm vào thiên hà láng giềng và mặt trời đốt hết nhiên liệu. May mắn là những diễn biến đó phải đợi thêm vài tỉ năm nữa mới xảy ra.
Viễn cảnh dải Ngân hà và thiên hà Tiên Nữ láng giềng lao vào nhau, sau 4 tỉ năm nữa, là kết quả tác động của lực hấp dẫn không thể lay chuyển giữa 2 “đứa con” nặng ký của vũ trụ, với mỗi thực thể nặng sơ sơ hơn 1 nghìn tỉ lần khối lượng mặt trời của chúng ta. Cách đây 300 năm, nhà vật lý học thiên tài Isaac Newton có thể đã dự đoán được sự chạm trán giữa những gã khổng lồ này nếu nắm được dữ liệu về khối lượng và vận tốc của 2 thiên hà. Nó cũng rõ ràng như nhìn quả táo rơi trong vườn giúp Newton nghĩ ra thuyết vạn vật hấp dẫn, theo Space.com.
Trong khi đó, mặt trời sẽ cháy hết nhiên liệu sau 4 - 5 tỉ năm nữa, đẩy địa cầu vào bóng tối lạnh lẽo. Đây là kết cục phổ biến đối với mọi ngôi sao trong vũ trụ. Và nếu vũ trụ không sản sinh thêm ngôi sao nào nữa, mặt trời cuối cùng sẽ tắt ngúm trong 100 nghìn tỉ năm tính từ thời điểm này. Quay lại mặt trời của chúng ta, khi hết hydro để có thể duy trì chu trình phản ứng bên trong lõi, nó sẽ phình to và biến thành sao khổng lồ đỏ. Trong quá trình này, mặt trời nuốt luôn các hành tinh gần nhất, từ sao Thủy, sao Kim, trái đất và thậm chí sao Hỏa cũng không thoát được. Những hành tinh còn lại sẽ lâm vào tình trạng bất ổn và sự hỗn loạn sẽ hủy hoại hệ mặt trời. Dần dần, sao lùn trắng nhỏ xíu sẽ thay vào chỗ từng là mặt trời rực rỡ, xung quanh là tro bụi còn lại của hệ mặt trời. Diễn biến này đã được các chuyên gia phân tích trong lúc quan sát các sao lùn trắng khác.
Ngoài 2 kết cục không thể thay đổi trên, toàn bộ những giả thuyết còn lại về thảm họa vũ trụ dội xuống trái đất đều chưa có gì chắc chắn. Khả năng xuất hiện tiểu hành tinh “sát thủ” cũng đang được phân tích và theo dõi sát sao, vì mỗi 100 triệu năm thì xác suất địa cầu bị tiểu hành tinh tấn công cũng có thể xảy ra. Một vụ nổ sao băng gần hệ mặt trời cũng có thể xóa sổ nhân loại trong vòng 250 triệu năm nữa. Đó chưa kể những giả thuyết như hố đen nuốt chửng hành tinh, bão mặt trời “nướng” trái đất…
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
-
Sấm sét ngày càng nhiều, tại sao?
-
200 năm huyền thoại kênh Vĩnh Tế
-
”"Thần đèn" Nguyễn Văn Cư dời thành công cổng đền nặng hơn 100 tấn đi được 63 mét
-
Cỏ Pili - Loại cỏ đặc biệt biết chuyển động khi bị ướt
-
Phát hiện “thần điểu" giống khủng long bạo chúa T-rex
-
Nguy cơ băng ở Bắc Băng Dương biến mất sớm hơn dự báo
-
Linh vật SEA Games 31 - loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới
-
Hoa ưu đàm "3.000 năm xuất hiện một lần" có thật không?
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.
.jpg)