»

Thứ bảy, 18/01/2025, 23:05:28 PM (GMT+7)

Cá có bộ phận sinh dục ở đầu

(12:01:24 PM 10/07/2012)
(Tin Môi Trường) - Một loài cá trong sông Mekong thuộc địa phận Việt Nam có bộ phận sinh dục ở đầu.

 

Con cá đực Phallostethus cuulong có bộ phận sinh dục đặc biệt. Ảnh: Newscientist.

 

Phallostethus cuulong, tên của loài cá mới, được gọi theo tên của sông Cửu Long, New Scientist đưa tin. Chiều dài thân của nó khoảng 2 cm. Cá này thường sống trong vùng nước có nhiều thực vật thủy sinh. Mỗi khi muốn giao phối nó tiến gần tới con cái, bơi song song, đầu cá đực kề gần đầu cá cái. Nhiều người quan sát sẽ nghĩ rằng chúng có hình thức giao phối không đúng khoa học khi phần đầu của chúng đặt gần nhau, tạo thành góc 45 độ.

 

Tuy nhiên, theo giới khoa học, do tuyến sinh dục của con đực nằm ở phần đầu, nên con đực chỉ có thể tiếp cận con cái theo cách đó.

 

Phallostethus cuulong là một trong hơn 20 loài thuộc Priapiumfish, nhóm cá phân bố ở khu vực châu Á và có cơ quan sinh dục nằm ở ngay dưới miệng. Nó được lấy theo tên vị thần tình dục và sinh sản cổ đại Hy Lạp Priapus.

 

Koichi Shibukawa, một nhà nghiên cứu thuộc Quỹ môi trường tự nhiên Nagao tại Nhật Bản phát hiện ra loài cá đặc biệt này năm 2009. Ông nhìn thấy nó đang bơi tại kênh thuộc sông Mekong và quyết định bắt. Sau này, khi làm việc với các nhà khoa học ở Đại học Cần Thơ, ông Shibukawa mới biết đó là loài cá mới.

Bên trong con cá. Ảnh: Newscientist.

 

Nhóm cá Priapiumfish không có bộ phận sinh dục giống con người và động vật có vú khác. Thay vào đó, chúng có cơ quan sinh sản duy nhất gọi là priapium. Bộ phận này nằm quay về phía sau, giống như dạng khác của vây ngực.

 

Các nhà khoa học chưa thấy quá trình giao phối của cá Phallostethus cuulong, nhưng họ cho rằng nhiệm vụ của phần priapium là thu hút bạn tình. Con đực sẽ dễ dàng phóng tinh vào bộ phận sinh dục con cái trong quá trình giao phối.

 

Ông Lynne Parenti, một chuyên gia của Viện Smithsonian, Mỹ nói rằng, các nhà khoa học không biết lý do vì sao tuyến sinh dục của loài cá Priapiumfish lại đặc biệt như thế.

 

"Chúng thuộc nhóm cá therinomorpha - loài cá mà vây ngực của nó đã tiến hóa để thực hiện nhiệm vụ vận chuyển tinh trùng", Parenti nói.

Trang Nguyên (VnExpress)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cá có bộ phận sinh dục ở đầu

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Tin Môi Trường
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

VACNE 30 năm
 Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI