Bộ nhớ kỳ lạ của nấm nhầy
(08:00:26 AM 20/10/2012)
|
Một nấm nhầy Physarum polycephalum. Ảnh: BBC. |
Các nhà khoa học của Đại học Sydney tại Australia đã tiến hành thử nghiệm khả năng di chuyển của một dạng nấm nhầy có tên Physarum polycephalum. Họ đặt loại nấm nhầy này trên mặt của một chiếc đĩa có keo agar, một loại keo thường được dùng để nuôi cấy vi trùng. Ở mặt kia của chiếc đĩa, họ đặt một chút thực phẩm có đường để thu hút nấm nhầy rồi đặt một cái bẫy hình chữ U giữa nấm nhầy và nguồn thức ăn đó để quan sát đường đi của nó.
Nghiên cứu sinh tiến sĩ Christopher Reid, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết: “Nấm nhầy không phải là một loại nấm hay nấm mốc. Nó là một sinh vật nguyên sinh và không nằm trong hệ thống phân loại sinh học của chúng ta. Chúng tồn tại quanh chúng ta ở mọi nơi trên trái đất và ăn men bia, vi khuẩn, nấm”.
|
Nấm nhầy di chuyển trong một mê cung hình chữ U để tới vị trí của thức ăn. Ảnh: BBC. |
“Khối cơ thể của nấm nhầy tạo ra các chuỗi co duỗi liên tục để di chuyển. Nó sử dụng một cơ chế hoạt động tương tự như các tế bào cơ của con người. Từng phần cơ thể của nó thay đổi tốc độ co duỗi theo cảm nhận về môi trường xung quanh (thức ăn, ánh sáng hoặc nhiệt độ) nhờ các thụ thể hóa học trên bề mặt tế bào. Nhịp co duỗi của từng phần cơ thể nấm nhầy cũng gây tác động đến các phần cơ thể khác. Điều đó có nghĩa là các phần này có thể truyền thông tin cho nhau về những diễn biến bên ngoài môi trường. Tốc độ co giãn khác nhau của các phần cơ thể sẽ chi phối trực tiếp hướng di chuyển của nấm nhầy”, Reid mô tả.
Các nhà nghiên cứu thậm chí còn so sánh khả năng di chuyển thông minh của nấm nhầy với phương pháp ghi nhớ đường bằng cách sử dụng các mẩu vụn bánh mì của hai nhân vật Hansel và Gretel trong một truyện cổ tích nổi tiếng của Đức. Người ta dùng tên của hai nhân vật nàyđể gọi một phương pháp nhớ đường trong nghiên cứu khoa học. Họ nhận thấy, khi nấm nhầy di chuyển trên cái đĩa, chúng để lại những vết chất nhờn ở phía sau và chúng không di chuyển vào những vết nhờn đó nữa.
Theo các nhà khoa học, những vết nhờn đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu về nấm nhầy bởi cách chúng đánh dấu đường đi giống như phương pháp mẩu bánh mì của Hansel và Gretel.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
- Sấm sét ngày càng nhiều, tại sao?
- 200 năm huyền thoại kênh Vĩnh Tế
- ”"Thần đèn" Nguyễn Văn Cư dời thành công cổng đền nặng hơn 100 tấn đi được 63 mét
- Cỏ Pili - Loại cỏ đặc biệt biết chuyển động khi bị ướt
- Phát hiện “thần điểu" giống khủng long bạo chúa T-rex
- Nguy cơ băng ở Bắc Băng Dương biến mất sớm hơn dự báo
- Linh vật SEA Games 31 - loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới
- Hoa ưu đàm "3.000 năm xuất hiện một lần" có thật không?
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.