»

Thứ bảy, 18/01/2025, 07:57:42 AM (GMT+7)

Biến đổi khí hậu: Những "phiến đá khát" lộ thiên do hạn hán tại Séc

(21:43:08 PM 10/09/2018)
(Tin Môi Trường) - Như một vật báo trước thời kỳ khó khăn và cả hiện tượng khô hạn do mực nước giảm trầm trọng, một "phiến đá khát" khổng lồ nằm sâu dưới lòng sông Elbe mới đây đã phát lộ tại CH Séc sau mùa Hè khô nóng kéo dài của châu Âu.

Phiến đá nằm tại thị trấn Decin, phía Bắc thủ đô Praha, có kích thước tương đương một xe tải, được khắc trên đó dòng chữ bằng tiếng Đức có nghĩa là "Nếu nhìn thấy tôi, bạn sẽ khóc". "Tác phẩm" của người lái thuyền Franz Mayer, kiêm chủ khách sạn nhỏ ven sông này ra đời trong giai đoạn mực nước xuống thấp năm 1904.   

 

Biến[-]đổi[-]khí[-]hậu:[-]Những[-]"phiến[-]đá[-]khát"[-]lộ[-]thiên[-]do[-]hạn[-]hán[-]tại[-]Séc[-]

"Phiến đá khát" dưới lòng sông Elbe gửi thông điệp về hạn hạn

 

Trải qua nhiều thế kỷ, rất nhiều người đã kiếm sống trên dòng sông Elbe từ việc đóng bè và khi mực nước không đủ lớn để bè nổi, đồng nghĩa những người này mất đi kế sinh nhai. Họ đã khắc những tháng ngày khô hạn trong những năm cạn nước đó lên những phiến đá sa thạch đặc trưng tại vùng đất này và gọi chúng là "phiến đá khát". Cho đến nay, vẫn có thể tìm thấy khoảng 20 phiến đá như vậy ven bờ Elbe, con sông lớn bắt nguồn từ CH Séc, chảy qua Đức và đổ ra Biển Bắc. 
 
Sau nhiều lần mực nước xuống thấp, lưu lượng nước trên sông Elbe đã được cải thiện. Lòng sông ngày nay đã được khai sâu hơn nhằm tạo thuận lợi cho tàu thuyền di chuyển và dòng chảy cũng đã có nhiều thay đổi nhờ 9 con đập được xây dựng trong suốt thế kỷ 20 trên Vltava, nhánh chính của sông Elbe.
 
Tuy nhiên, mực nước trung bình của sông Elbe tại thị trấn Decin những ngày này chỉ khoảng 3m, thấp hơn 1,5m so với năm 1904. Nhiều phần của "phiến đá khát" có thể được nhìn thấy trong 100 ngày/năm khi mực nước sông giảm xuống mức 160cm tại thời điểm thủ đô Praha trải qua đợt nóng kỷ lục kể từ năm 1775.
 
Công ty quản lý giao thông đường thủy Povodi Labe cảnh báo gia tăng các vấn đề phức tạp khi mực nước sông Elbe tại Decin giảm xuống dưới 250cm và nếu thấp dưới 115cm, giao thông đường sông sẽ tê liệt. 
 
Trường hợp tương tự đã xảy ra năm 2015 và 2016, nhưng năm nay, do biến đổi khí hậu, mực nước tại đây tiếp tục giảm mạnh chưa từng thấy trong 2 thập kỷ qua và thậm chí có lúc giảm xuống chỉ còn 90cm vào cuối tháng 8 sau mùa Hè khô nóng đỉnh điểm kéo dài. Điều đó khiến hoạt động giao thông đường thủy ngưng trệ trên quy mô lớn. 
 
Các chuyên gia môi trường cảnh báo hiện tượng mực nước giảm thấp sẽ ngày càng xảy ra thường xuyên hơn trong những thập kỷ tới.
 
Theo số liệu của cơ quan quản lý đất đai Séc, tình hình hạn hán năm nay tác động tới 94% diện tích lãnh thổ nước này, khiến mùa màng thất bát và gây thiệt hại ước tính từ 9 đến 11 tỷ koruna (500 triệu USD). 
 
Cùng chung cảnh ngộ, nông dân trên toàn châu Âu, trong đó có những người sống tại các vùng phía Bắc đất ẩm hơn như Thụy Điển và các nước Baltic, cũng trải qua đợt khô hạn kỷ lục, buộc họ phải giết thịt đàn gia súc của mình do khan hiếm cỏ cho hoạt động chăn nuôi.
TTXVN, TMT
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Biến đổi khí hậu: Những "phiến đá khát" lộ thiên do hạn hán tại Séc

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Tin Môi Trường
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

VACNE 30 năm
 Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI