Bí mật đền Chẹ ở Thanh Hóa
(10:04:40 AM 11/07/2012)Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là trong khi tranh cãi về xuất thân của tướng Hắc Y trong giới sử học còn chưa ngã ngũ thì có một dòng họ người Mường ở xã Quang Trung có thể kể vanh vách tiểu sử của vị tướng này và bằng chứng cụ thể là 7 tấm sắc phong của vua Lê ban tặng cho dòng họ đã có công nuôi dưỡng mãnh tướng Hắc Y.
Đình Chẹ nơi thờ tướng Hắc Y. |
Lê Hắc Y là ai?
Khi chúng tôi đến đền Chẹ để tìm hiểu thông tin, các cụ bô lão trong làng đã phải triệu tập một cuộc họp nhanh để xem có nên cho chúng tôi vào chụp ảnh và xem những tấm sắc phong cách đây hàng trăm năm. Cụ Phạm Văn Kiến gần 90 tuổi cho biết: Rất hiếm khi có người được tận mắt nhìn thấy những sắc phong linh thiêng này.
Ông Phạm Văn Linh, con cháu đời thứ 9 trong dòng họ Phạm đã từng nuôi dưỡng tướng Hắc Y lật đật lôi trong ngăn tủ gỗ ra quyển sổ ghi chép về tướng Hắc Y cho chúng tôi xem rồi kể về lai lịch của vị tướng được người dân tôn sùng.
Ông Linh kể lại: Tướng Lê Hắc Y tên thật là Bùi Hắc Y, người huyện Yên Thủy hoặc Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình ngày nay. Mẹ của Bùi Hắc Y vì chửa hoang nên đã đem theo Hắc Y vào Thanh Hóa để chạy trốn sự miệt thị, dè bỉu của dân làng. Khi đến xã Quang Trung mẹ con Hắc Y đã được gia đình họ Phạm cưu mang. Gia đình họ Phạm có ông Bảng Pèm làm một chức quan nhỏ ở địa phương, ông đã nhận nuôi dạy Hắc Y nên người.
Lúc còn nhỏ, cậu bé Hắc Y đã có những biểu hiện hơn người. Một lần Hắc Y đi chăn trâu và làm mất một con trâu đực mộng khiến ông Bảng Pèm nổi giận và lấy roi đánh Hắc Y. Vì sợ hãi nên cậu bé đã chui vào gầm giường né đòn và để lộ đôi bàn chân ra ngoài. Trên lòng bàn chân của cậu bé có chữ Đại Vương màu hồng. Việc này khiến ông Bảng Pèm thảng thốt và từ đó không đánh Hắc Y nữa.
Đến khi hai mươi tuổi, giặc Minh từ Trung Quốc xâm lược nước ta và truy đuổi quan quân nhà Lê đến đất Lam Sơn. Lúc đó, Hắc Y đã vào xin ông Bảng Pèm cho ra nhập quân đội để đánh giặc giữ nước. Khi ra nhập quân đội, Bùi Hắc Y đã được Lê Lợi cho đổi tên thành Lê Hắc Y và uống rượu thề "vào sinh, ra tử".
Khi quan quân nhà Lê bị bao vây gắt gao, lương thảo cạn kiệt, đại tướng Lê Lai đã đóng giả vua mở đường máu cứu Lê Lợi thoát vòng vây kẻ thù và bị giặc giết ngay sau đó.
Ngay sau khi thoát khỏi sự bao vây của giặc, Hắc Y được vua phong làm tướng. Do biết tiếng Mường nên Lê Hắc Y đã đứng ra làm nhiệm vụ chiêu mộ quân sĩ (chủ yếu là người dân tộc Mường), ngày đêm rèn binh khí, luyện võ công để đánh giặc.
Do có sự hỗ trợ của Lê Hắc Y nên trai tráng thanh niên người Mường ở Thanh Hóa ra nhập quân đội rất đông. Sau khi tập hợp lực lượng, Hắc Y được phong làm chủ quân tập kích các doanh trại của quân Minh trên đất Thanh Hóa nhằm thu hút lực lượng địch và đảm bảo cho vua Lê di chuyển đến cứ địa mới an toàn.
Trong một lần tấn công trại địch ở huyện Ngọc Lặc, quân của Hắc Y đã dành chiến thắng giết cả ngàn tên địch. Tuy nhiên, khi truy đuổi địch đến khu vực huyện Yên Định ngày nay thì bị lực lượng chi viện của địch phục kích, ông bị trúng tên độc và chết khi về đến doanh trại đóng ở xã Quang Trung, huyện Ngọc Lặc.
Sau khi Hắc Y chết, người dân đã lập nên một đền thờ ngay tại làng Chẹ, nơi tướng Hắc Y đã lớn lên để tỏ lòng biết ơn của dân chúng vì công lao đánh giặc cứu nước.
Một sắc phong được lưu giữ từ thế kỷ XV. |
9 đời thờ sắc phong
Sau khi tướng Hắc Y chết, gia đình ông Bảng Pèm đã lập bàn thờ riêng và thờ cúng tướng Hắc Y suốt từ thế hệ này đến thế hệ khác.
Ông Phạm Văn Linh hiện đang thờ cúng những sắc phong mà cha ông để lại kể: "Từ thời các cụ chúng tôi đã truyền lại những câu chuyện về tướng Hắc Y. Trước đây, khi Hắc Y theo chân nhà Lê chinh chiến lập được nhiều công lao, vua Lê đã ban sắc phong và bổng lộc cho dòng họ Phạm và gia đình ông Bảng Pèm vì có công nuôi dưỡng tướng Hắc Y.
Ông Phạm Văn Linh cho biết: Trong dòng họ ông hiện nay không ai biết chữ Nho nên không thể đọc và dịch nghĩa được những sắc phong do cha ông để lại. Đã mấy lần có đoàn khảo sát văn hóa đến chụp ảnh, ghi chép lại những dòng chữ trên 7 tấm sắc phong nhưng cũng không thấy ai dịch nghĩa giúp.
Mặc dù 7 tấm sắc phong thuộc dòng họ Phạm, nhưng dân làng Chẹ coi đó là báu vật chung của dân làng. Cách đây vài năm, gia đình ông Linh đã đưa 7 sắc phong ra đền Chẹ cất giữ để dân làng ai cũng được thắp hương thờ cúng tướng Hắc Y, nhưng bàn thờ chính ở nhà ông Linh thì vẫn được giữ và trong lễ hội đền Chẹ, người dân phải đến thắp hương ở nhà ông Linh trước rồi mới ra đình.
Cụ Phạm Văn Kiến cho biết: Vào tháng giêng hằng năm, khi tổ chức lễ hội đền Chẹ, người dân phải làm nghi lễ rước những tấm sắc phong từ nhà ông Linh ra đền để tỏ lòng biết ơn, cung kính đối với gia đình đã có công nuôi dưỡng tướng Hắc Y.
Ông Phạm Văn Kiến kể về lịch sử của 7 sắc phong và lý lịch của tướng Hắc Y. |
"Đền Chẹ ở xã Quang Trung đã nổi tiếng từ lâu, chuyện dòng họ Phạm thờ cúng những sắc phong do vua ban là có thật tuy nhiên việc này không phải ai cũng biết. Có một số cá nhân, nhà nghiên cứu và cơ quan quản lý văn hóa về đây chụp lại hình ảnh 7 sắc phong ở Đình Chẹ, nhưng cho đến nay vẫn chưa ai cung cấp cho huyện bản dịch những tấm sắc phong kể trên để làm cơ sở đề nghị tỉnh công nhận là di tích lịch sử, văn hóa".
|
Ý kiến bạn đọc về: Bí mật đền Chẹ ở Thanh Hóa
-
truong le giang (11:18:33 AM 20/05/2013)Tiêu đề
Den che khong chi co vay ma con rat nhieu hien vat linh thieng nhung vi nam thang da bi vui lap theo thoi gian. nhu chiec gieng rat linh thieng nhung vi xa hoi phat trien nen nhan dan da lam nha cua va vui lap mat. rat mong co quan lanh dao va moi nguoi khoi phuc va tu sua lai den. xin cam on!
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
- Sấm sét ngày càng nhiều, tại sao?
- 200 năm huyền thoại kênh Vĩnh Tế
- ”"Thần đèn" Nguyễn Văn Cư dời thành công cổng đền nặng hơn 100 tấn đi được 63 mét
- Cỏ Pili - Loại cỏ đặc biệt biết chuyển động khi bị ướt
- Phát hiện “thần điểu" giống khủng long bạo chúa T-rex
- Nguy cơ băng ở Bắc Băng Dương biến mất sớm hơn dự báo
- Linh vật SEA Games 31 - loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới
- Hoa ưu đàm "3.000 năm xuất hiện một lần" có thật không?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.