»

Thứ sáu, 22/11/2024, 00:04:21 AM (GMT+7)

Bài học Philippines: Mất bãi cạn vì tin Trung Quốc Tin mới nhất

(20:33:37 PM 17/07/2014)
(Tin Môi Trường) - Thời tiết khắc nghiệt là lý do phù hợp để các căng thẳng trên biển hạ nhiệt. Nhưng Trung Quốc từng lợi dụng thời tiết để qua mặt Philippines và chiếm bãi cạn Scarborough.


Ảnh chụp bãi Scarborough từ trên không. Ảnh: globalsecurity.org


Trong giai đoạn nửa đầu năm 2012, Philippines Trung Quốc đụng độ căng thẳng tại bãi cạn Scarborough. Khi đó, Philippines kiểm soát bãi cạn này.

Vào giữa tháng 6/2012, bão Gutchol tiến về Philippines khiến biển động dữ dội. ngày 16/6/2012, Bộ Ngoại giao Philippines đăng thông báo của Ngoại trưởng Albert del Rosario: "Tổng thống Aquino ra lệnh cho đội tàu của hai đơn vị (Lực lượng tuần duyên Philippines và Cục Tài nguyên thủy sản) trở về cảng do điều kiện thời tiết xấu. Chính phủ sẽ đánh giá lại tình hình sau khi thời tiết tốt hơn".

Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) tối qua thông báo hoạt động thăm dò dầu khí của giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam kết thúc.

Trước tuyên bố của Manila, đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines nhanh chóng ra tuyên bố hoan nghênh: "Chúng tôi nghe tin Philippines triệu hồi các tàu chính phủ. Chúng tôi hy vọng hành động đó sẽ xoa dịu căng thẳng". Tuy nhiên, Trung Quốc chưa từng đưa ra tuyên bố công khai về việc rút tàu như Philippines.

 

Thông tin nhiễu loạn

Theo trang Rappler, Bộ Ngoại giao Philippines khẳng định cả hai nước nhất trí rút tàu. "Chúng tôi đã tiến hành nhiều cuộc tham vấn với phía Trung Quốc và chúng tôi cùng đi đến kết luận rằng cả hai bên sẽ rút tàu khỏi khu vực đầm phá (ở trung tâm bãi cạn)", Raul Hernandez, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Philippines, phát biểu vào ngày 18/6/2012.

Ngày 18/6, Chính phủ Trung Quốc thông báo họ cử một tàu đến giúp các ngư dân rời khu vực bãi cạn do tình hình thời tiết xấu. Tuy nhiên, trong khi tàu rời Scarborough, Bộ Ngoại giao Trung Quốc chất vấn tuyên bố của Philippines.

"Chúng tôi tự hỏi cái mà Philippines gọi là sự đồng thuận với Trung Quốc về việc rút tàu xuất phát từ đâu. Trung Quốc hy vọng phía Philippines kiềm chế ngôn từ và hành vi", Hồng Lỗi, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nói ngày 18/6/2012. Ông khẳng định Trung Quốc không có kế hoạch rút tàu tương tự như Philippines.

"Phía Trung Quốc tiếp tục duy trì sự kiểm soát và cảnh giác tại vùng biển xung quanh bãi Hoàng Nham (tên mà Trung Quốc gọi bãi cạn tranh chấp)", ông Hồng tuyên bố.

Theo tờ Sun Star, ông Hồng nhấn mạnh hoạt động duy nhất của phía Trung Quốc là cử tàu Nanhaijiu-115 đến bãi cạn để tiếp tế và hỗ trợ ngư dân cùng tàu cá của họ đánh bắt trong điều kiện biển động dữ dội.



Các bản tin khác nhau về việc Trung Quốc rút tàu khỏi Scarborough. Ảnh: Rappler


Động thái bất ngờ của Trung Quốc

Theo Inquirer, Bộ Ngoại giao Philippines ngày 26/6/2012 dẫn lời Bộ trưởng Del Rosario rằng: "Chúng tôi đã nhận tin rằng tất cả tàu cá Trung Quốc đều rời khỏi bãi cạn".

Tuy nhiên, một ngày sau, Phó đô đốc Alexander Pama dùng những ảnh từ máy bay trinh sát để nói tàu Trung Quốc vẫn hiện diện tại đây. Theo ông Pama, tàu cá và tàu chính phủ Trung Quốc dường như đã rời khỏi đây nhưng sau đó chúng quay lại.

Trên thực tế, ít nhất 6 tàu Trung Quốc (gồm 3 tàu hải giám và 3 tàu ngư chính) vẫn hoạt động ở bãi cạn Scarborough đến ngày 20/6/2012, dù Philippines đã rút các tàu của họ về cảng. Ngày 26/6/2012, ít nhất 28 tàu Trung Quốc các loại hiện diện xung quanh đầm phá của bãi Scarborough, trái ngược với những bản tin trước đó rằng Bắc Kinh đã rút toàn bộ tàu.

Sau khi các tàu Philippines về cảng, Trung Quốc xây dựng một rào chắn tại lối vào nhỏ hẹp của bãi cạn. Các tàu chấp pháp của Trung Quốc canh gác để ngăn tàu Philippines quay lại. Sau đó, Philippines mất quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough cùng các tài nguyên xung quanh. Đội tàu Trung Quốc liên tục hiện diện tại khu vực từ thời điểm ấy.

Tháng 1/2013, Chính phủ Philippines quyết định khởi kiện tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc ra Tòa án trọng tài quốc tế về Luật biển, với lý do họ "đã sử dụng mọi biện pháp ngoại giao với Trung Quốc nhưng bất thành".

(Theo Tri thức trực tuyến)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bài học Philippines: Mất bãi cạn vì tin Trung Quốc

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang

Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang Tin ảnh

(Tin Môi Trường) - Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi tại thôn Giữa, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là một báu vật thiên nhiên quý hiếm, đang được bảo tồn trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng này. Đây là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn thu hút du khách từ nhiều tỉnh, thành tới thăm quan.

Tin Môi Trường
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

VACNE 30 năm
Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI