7 phát minh hiện đại có từ thời cổ đại
(11:27:04 AM 06/06/2012)
1. Mỹ phẩm
Những người phụ nữ La Mã thường bôi các hợp chất oxit thiếc hay oxit chì lên mặt như một lớp phấn phủ để làm trắng da. Bên cạnh đó, Arsenic (chất bột không màu không mùi, được phân bố rộng rãi trên bề mặt Trái Đất và rất độc hại) được sử dụng như phấn má; than được sử dụng như bút kẻ mắt. Người Rô-ma cũng là người đầu tiên sử dụng gương bỏ túi.
Ngày nay, tất cả các chất trên đều được chứng minh là cực kỳ độc hại. Tuy nhiên, việc sử dụng các nguyên liệu để "làm mình đẹp" hơn đã là một khát khao của mỗi người phụ nữ từ xưa.
2. Súng phun lửa
Theo một bức tranh cổ đại, các nhà nghiên cứu cho rằng nền văn minh La Mã đã sử dụng súng phun lửa như một thiết bị hải quân, thường để đốt cháy buồm của tàu đối phương. Súng phun này thường được chế tạo như balô lính thời hiện đại, đeo sau lưng, vòi phun cầm tay. Mặc dù các thiết bị cầm tay này khá cồng kềnh và nguy hiểm nhưng nhờ có nó mà hải quân La Mã đã thu được nhiều kết quả. Nhược điểm của hệ thống này là rất nguy hiểm, thiếu sức ông phá tường giáp, tầm gần...
3. Phẫu thuật trong y học
Có nhiều bằng chứng khảo cổ và lịch sử đã chứng minh cho việc sử dụng các loại thuốc và phẫu thuật y học phức tạp trong thế giới cổ đại. Mật ong đã được sử dụng như chất khử trùng, cây kim ngân thường dùng trong việc điều trị các vấn đề về lá lách, lông bờm ngựa được dùng như chỉ khâu dùng trong phẫu thuật, những chiếc kim nhỏ dùng trong phẫu thuật chỉnh hình và dòi dùng để làm sạch vết thương (bởi vì chúng ăn các tế bào chết). Hầu hết các phẫu thuật trong y học sử dụng ngày nay không thay đổi đáng kể trong vài ngàn năm.
4. Vũ khí sinh học
Thời cổ đại người ta đã biết sử dụng các vi sinh vật gây độc hại cho đối phương. Ném xác chết của những người nhiễm vi trùng vào khu vực của đối phương là một biện pháp làm hao mòn sinh lực địch. Trong những năm 184 TCN, người ta sử dụng các lọ có rắn độc ném vào thuyền của đối phương. Thời Trung cổ, những nạn nhân bị chết do bệnh dịch hạch được sử dụng làm vũ khí sinh học tấn công đối phương bằng cách ném các xác chết nhiễm bệnh vào thành của địch.
5. Phòng tắm hơi trong nhà
Các phòng tắm hơi của Caracalla là một trong những phòng tắm phức tạp và lớn nhất được xây dựng ở thành Rome cổ đại. Dãy phòng tắm gồm có cả các phòng tắm nóng và lạnh, một phòng thể dục thể thao và một phòng giữ đồ - nơi mà đồ cá nhân của khách được trông coi, bảo vệ bởi một nô lệ. Một mạng lưới lò sưởi được đặt dưới sàn nhà và đường hầm đảm bảo cho các phòng có được sự thống nhất, ổn định về nhiệt một cách tốt nhất.
6. Cỗ máy tính thiên văn
Ví dụ được biết đến sớm nhất về một cỗ máy tính thiên văn được sử dụng là Antikythera. Cỗ máy Antikythera được sản xuất từ năm 150 đến năm 100 TCN. Nó có 37 bánh răng và 2 bề mặt hình đồng hồ, đằng trước và đằng sau, được gắn vào một cái hộp gỗ mỏng có kích thước 31,5x19x10 cm. Cỗ máy là một bộ lịch 365 ngày, còn được khéo léo gài thêm cả năm nhuận cứ sau 4 năm. Một điểm đặc biệt là Antikythera có thể phỏng đoán vũ điệu của Mặt trời và Mặt trăng trong hàng thập kỷ và tính toán khoảng cách giữa Mặt trăng và Trái đất.
7. Thủy tinh
Việc sản xuất thủy tinh lần đầu tiên hiện còn lưu được chứng tích là ở Ai Cập khoảng năm 2000 TCN, khi đó thủy tinh được sử dụng như là men màu cho nghề gốm và các mặt hàng khác. Trong thế kỷ 1 TCN, kỹ thuật thổi thủy tinh đã phát triển và những thứ trước kia là hiếm và có giá trị đã trở thành bình thường. Trong thời kỳ đế chế La Mã, rất nhiều loại hình thủy tinh đã được tạo ra, chủ yếu là các loại bình và chai lọ. Thủy tinh khi đó có màu xanh lá cây vì tạp chất sắt có trong cát được sử dụng để sản xuất nó. Thủy tinh ngày nay nói chung có màu hơi ánh xanh lá cây, sinh ra cũng bởi các tạp chất như vậy.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
- Sấm sét ngày càng nhiều, tại sao?
- 200 năm huyền thoại kênh Vĩnh Tế
- ”"Thần đèn" Nguyễn Văn Cư dời thành công cổng đền nặng hơn 100 tấn đi được 63 mét
- Cỏ Pili - Loại cỏ đặc biệt biết chuyển động khi bị ướt
- Phát hiện “thần điểu" giống khủng long bạo chúa T-rex
- Nguy cơ băng ở Bắc Băng Dương biến mất sớm hơn dự báo
- Linh vật SEA Games 31 - loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới
- Hoa ưu đàm "3.000 năm xuất hiện một lần" có thật không?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.