»

Chủ nhật, 19/01/2025, 00:07:53 AM (GMT+7)

3 loài ma rùng rợn trong văn hóa truyền thống Philippines Tin ảnh

(20:49:04 PM 11/11/2013)
(Tin Môi Trường) - Trong nền văn hóa truyền thống của đất nước Philippines, có 3 loài ma được xếp vào hạng rùng rợn bậc nhất của thế giới...

 Aswang là một loài ma nổi tiếng trên toàn Philippines và được cho là hình tượng đáng sợ nhất trong các câu chuyện dân gian của nước này. Tên gọi của chúng là sự kết hợp giữa loài chó và ma cà rồng theo tiếng Philippines. Có nhiều mô tả khác nhau về Aswang tùy theo từng địa phương, nhưng nhìn chung đây là một con ma nam giới có đôi mắt đỏ ngầu, sống bằng thịt người.

Aswang thường có hình dạng của một người bình thường, sống ẩn dật, nhút nhát và khó tiếp cận vào ban ngày. Đêm đến, chúng sẽ hóa thành các sinh vật như mèo, dơi, chim, lợn, nhiều nhất là chó như một cách ngụy trang để tiếp cận nạn nhân. Khi đã xác định được con mồi, rất nhanh nhẹn và lặng lẽ, chúng sẽ tấn công để ăn tim, gan và nội tạng.

 Thai nhi là thức ăn mà loài ma tàn ác này đặc biệt ưa thích. Đó là lý do khiến một số Aswang có cái vòi rất dài, chuyên dùng để hút bào thai ra khỏi bụng mẹ. Nhưng không phải lúc nào Aswang cũng thích đồ ăn “tươi”. Cũng có khi chúng đào bới mồ mả để tìm xác chết và nhai ngấu nghiến.

So với Aswang, Manananggal là loài ma kém khát máu hơn một chút, nhưng lại có hình thù khiến con người phải đứng tim ngay từ cái nhìn đầu tiên. Đó là một sinh vật hình người, thường là phụ nữ, có đôi cánh dơi rất rộng và cơ thể có thể được cắt rời làm hai phần, nội tạng lòng thòng, rỏ máu.

 Manananggal có tập quán săn mồi khá giống với Aswang. Chúng bay đi vào ban đêm để tìm kiếm những người đang ngủ hoặc phụ nữ mang thai. Manananggal sẽ dùng chiếc vòi kéo dài như lưỡi để hút máu, tim hoặc thai nhi từ cơ thể nạn nhân.

 Manananggal là loài ma có nhiều điểm yếu. Chúng rất sợ tỏi, muối, ánh sáng, dao găm, giấm, gia vị và roi làm bằng đuôi cá đuổi. Nếu bị rắc muối, tro hoặc tỏi vào phần thịt hở ra ở thân dưới, Manananggal sẽ không thể nối hai phần cơ thể lại với nhau. Điều này khiến chúng bị chết khi bình minh lên. 

 Tiyanak là một con ma vô cùng độc ác ẩn sau hình hài ngây thơ, vô tội. Nó thường xuất xuất hiện trong bộ dạng một đứa trẻ bị bỏ rơi, khóc lóc thảm thiết để đánh động lòng hảo tâm của những người qua đường.

Sau khi ai đó động lòng và bế Tiyanak lên, nó sẽ biến hóa thành một con quỷ với móng vuốt và răng nanh nhọn hoắt, cào cấu và cắn xé nạn nhân đến chết, sau đó ăn sống họ. 

T.K (tổng hợp) - Ảnh: Internet.
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: 3 loài ma rùng rợn trong văn hóa truyền thống Philippines

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Tin Môi Trường
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

VACNE 30 năm
 Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI