10 sự thật ít biết về vàng
(10:59:12 AM 05/02/2012)(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Bất cứ hòn đất, cục đá nào trên thế giới cũng đều chứa vàng, và có một nơi khác đang chứa tới 20 tỷ tấn vàng nguyên chất.
>> Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật >> Bà Nguyễn Phương Hằng bị phạt 7,5 triệu đồng vì thông tin sai sự thật >> Dự báo siêu bão cấp 17 đổ bộ vào Việt Nam: Thông tin sai sự thật! >> “Gạo bẩn”-sự thật hay là đòn “dìm hàng” người khác? >> Những con số lột tả sự thật khủng khiếp về đập Tam Hiệp
1. Trong thập kỷ vừa rồi, giá vàng liên tục phi mã với tốc độ chóng mặt, từ 279 USD một ounce vào năm 2000 lên đạt mức kỷ lục 1.920 USD vào tháng 9/2011. Tuy nhiên, ít ai biết rằng trong suốt hai thế kỷ trước đó, giá vàng hầu như luôn ổn định. Ví dụ từ năm 1833 đến 1918, giá vàng không bao giờ tăng quá 6 cent so với mức 18,93 USD một ounce. Ngay cả sau khi cuộc Đại Suy Thoái nổ ra từ 1929, giá vàng vẫn hầu như giữ nguyên, dao động trong khoảng 26 cent từ năm 1933 đến 1967. Đó cũng là thời kỳ kinh tế Mỹ và thế giới lao đao vì gánh chịu hàng loạt cuộc khủng hoảng lạm phát, kinh tế suy thoái chồng chất. |
2. Dù hiện nay giá vàng có vẻ cao hơn nhiều so với trong quá khứ, nhưng trên thực tế, vàng từng có thời đắt đỏ hơn nhiều. Hồi 1980, mỗi ounce vàng có giá 850 USD, tương đương với 2.300 USD theo thời giá bây giờ nếu tính cả tỷ lệ lạm phát. |
3. Khai thác vàng là một trong những hoạt động có tính phá hoại nhất đối với môi trường. Để làm ra một ounce vàng, người ta phải đãi từ 250 tấn đất đá. Chưa hết, tại các mỏ khai thác quy mô nhỏ, vốn chiếm một phần tư trong số cơ sở khai thác toàn cầu, sử dụng thủy ngân để khai thác vàng. Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, hoạt động khai thác vàng như trên đã đóng góp vào một phần ba vào bức tranh ô nhiễm thủy ngân của thế giới. |
4. Theo thông tin từ Hội đồng Vàng thế giới, khoảng 70% lượng vàng khai thác xong được làm trang sức. Chỉ khoảng 13% dùng để đúc thành đồng xu, vàng miếng cho các ngân hàng trung ương hoặc nhà đầu tư mua đi bán lại. Phần còn lại được dùng cho nhiều mục đích khác như sản xuất công nghiệp hoặc nha khoa. Ấn Độ là nước tiêu thụ nhiều vàng nhất thế giới, "ngốn" khoảng một phần tư nguồn cung toàn cầu. Hàng năm, đất nước tỷ dân này nhập khẩu khoảng 800 tấn, trong đó có 600 tấn được dùng để sản xuất trang sức. |
5. Hầu như mọi hòn đá hay cục đất nào trên thế giới này cũng đều chứa vàng. Tuy nhiên trong đại đa số trường hợp, lượng vàng quá ít không thể nhìn thấy bằng mắt thường và cũng không đủ để sinh lời nếu khai thác. |
6. Con người từng biết sử dụng vàng từ thời kỳ đồ đồng, cách đây khoảng 6.000 năm. Thời Ai Cập cổ đại, vàng cũng được xem là thứ kim loại quý giá. Bên trong lăng mộ của Hoàng đế Tutankhamun được dát 110 kg vàng nguyên chất. |
7. Các sản phẩm vàng trên thế giới được tái chế liên tục. Điều này có nghĩa là chiếc nhẫn hay cái vòng cổ mà bạn đang đeo, có thể từng là chứa đôi chút mẩu vàng từng chiễm chệ trên cổ một chiến binh La Mã hoặc người Inca nào đó cách đây hàng nghìn năm. Hay thỏi vàng mà bạn mua, có thể chứa một chiếc "răng vàng" của ai đó. Hiện nay, mỗi năm có ít nhất 15% lượng vàng tiêu thụ của năm được mang đi tái chế. |
8. Theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của EU, vàng được xem là đủ an toàn để dùng làm thức ăn. |
9. Nếu chia đều toàn bộ số vàng đang có cho dân số thế giới, mỗi người sẽ có khoảng 24 gam vàng, hay 0,8 ounce, tương đương khoảng 1.500 USD với thời giá hiện nay. |
10. Cách Trái đất không xa có một tiểu hành tinh mang tên Eros. Theo ước tính, hành tinh này có khoảng 20 tỷ tấn vàng. |
Thanh Bình/ VnExpress (tổng hợp)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
- Sấm sét ngày càng nhiều, tại sao?
- 200 năm huyền thoại kênh Vĩnh Tế
- ”"Thần đèn" Nguyễn Văn Cư dời thành công cổng đền nặng hơn 100 tấn đi được 63 mét
- Cỏ Pili - Loại cỏ đặc biệt biết chuyển động khi bị ướt
- Phát hiện “thần điểu" giống khủng long bạo chúa T-rex
- Nguy cơ băng ở Bắc Băng Dương biến mất sớm hơn dự báo
- Linh vật SEA Games 31 - loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới
- Hoa ưu đàm "3.000 năm xuất hiện một lần" có thật không?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.