Phật giáo nói gì về “ngày tận thế” ?
(20:54:07 PM 13/12/2012)Đức Phật không có lời khuyên nào về “ngày tận thế”
Vậy thì Phật giáo quan niệm thế nào về sự hủy diệt của Trái đất như thế nào? Trong cách đo lường thời gian hiện đại, để định nghĩa một chu kỳ dài, thay vì nói 10 năm người ta gọi là 1 thập niên, 100 năm được gọi tắt thành một Thế kỷ.
Tương tự, để tính những chu kỳ dài người Ấn Độ cổ đại gọi là “Kappa” – tiếng Việt dịch là “kiếp”. Có tất cả 3 loại chu kỳ (kiếp - PV) thời gian được định nghĩa trong các kinh sách Phật giáo. Đó là đại kiếp, trung kiếp và tiểu kiếp.
Ảnh minh họa |
Trong đó chúng ta có thể hiểu tiểu kiếp theo nghĩa gốc có nghĩa là vòng đời hay tuổi thọ của một con người. Chu kỳ của tiểu kiếp chuyển từ cao đến thấp rồi đi từ thấp đến cao. Vũ trụ sẽ bắt đầu chu kỳ tiểu kiếp với tuổi thọ con người là 84.000 tuổi. Sau 100 năm sẽ giảm đi 1 tuổi, giảm đến khi còn thọ mệnh 10 tuổi thì chấm dứt giai đoạn đầu của chu kỳ tiểu kiếp.
Đối với trung kiếp thì một chu kỳ dài bằng 20 tiểu kiếp, khoảng 334 triệu năm.
Theo sách Phật, địa cầu nơi chúng ta ở, diễn biến qua bốn giai đoạn lớn. Đó là: Thành (hình thành), Trụ (tồn tại), Hoại (hủy hoại), Không (thành hư không) tương đương bốn trung kiếp (thành kiếp, trụ kiếp, hoại kiếp, không kiếp - PV).
Trong bốn giai đoạn nói trên, chỉ có giai đoạn trụ kiếp là có người ở. Sau khi hoại kiếp kết thúc thì bắt đầu không kiếp (kiếp không có vật gì tồn tại, kéo dài 20 tiểu kiếp - PV). Rồi một địa cầu mới lại dần dần hình thành, tức là thành kiếp.
Với bốn trung kiếp gộp lại thành một đại kiếp, dài khoảng 1 tỷ 344 triệu năm được gọi là một đại kiếp. Theo kinh Phật, chúng ta đang ở vào chu kỳ của tiểu kiếp thứ 9, còn đến hơn 8 triệu năm mới hoàn thành tiểu kiếp thứ 9.
Hiện nay, trong các Kinh điển của nhà Phật chúng ta chưa bao giờ nghe đức Phật có lời khuyên nào về “ngày tận thế”. Duy nhất chỉ trong kinh Tứ Thập Nhị Chương, đức Phật có đặt một câu hỏi cho một vị Sa môn là: “Tuổi thọ của con người dài trong bao lâu?” và vị Sa môn đã trả lời là: “Chỉ dài bằng một hơi thở”. Đức Phật nói: “Đúng vậy. Ông là người hiểu đạo”.
Điều này có nghĩa là cuộc sống chỉ dài lâu như mỗi hơi thở, hơi thở tiếp theo có thể không đến sau khi hơi thở này kết thúc. Với “ngày tận thế” chính xác hay nói đúng hơn là ngày chết của mỗi người là khác nhau, trừ một số trường hợp chết cùng nhau.
Nếu cho rằng thế giới sẽ không kết thúc vào năm 2012 nhưng sẽ vẫn có thảm họa lớn với một số người đang sống. Bằng chứng là vẫn có nhiều người chết do thảm họa mỗi năm. Đối với những người đang bị trọng bệnh hay đang chịu khổ đau thì đó đã là “ngày tận thế” hay ngày thảm họa.
Trong kinh Phật, đức Phật Thích Ca đã nói: “Tất cả pháp từ tâm tưởng sinh”. Do vậy, hiểm họa, nếu có do đâu mà sinh ra? Đó là từ nơi ý niệm bất thiện mà tạo thành. Chúng ta hướng thiện thì tai nạn liền được hóa giải và ngược lại nếu chúng ta suy nghĩ theo những hướng tiêu cực thì bản thân sẽ “mua” nhiều phiền não mà thôi.
Hãy sống với giây phút hiện tại
Trên thực tế, chúng ta cũng biết cái chết sẽ xảy ra và con người không biết chắc chắn khi nào nó đến. Có thể là chúng ta sẽ chết bất cứ lúc nào, trước hoặc sau năm 2012. Bởi vì cuộc sống này không chắc chắn, trong khi cái chết là điều chắc chắn.
Nếu như chúng ta cứ chấp vào ý nghĩ rằng: Con người sẽ chết hoặc bị thảm họa trong năm 2012 có thể dẫn đến sự tự mãn tinh thần thì rất nguy hiểm. Vì thế, chúng ta phải luôn ý thức sống một cuộc sống trọn vẹn với chính pháp; sống trọn vẹn trong từng phút giây hiện tại, càng thực hành lòng từ bi và trí tuệ càng nhiều càng tốt. Đó được gọi là an trú trong hiện tại.
Hãy sống với giây phút hiện, an trú và thảnh thơi để có một cuộc sống an lạc, nhiều niềm vui |
Bằng cách hãy làm thật tốt những công việc chúng ta đang làm ở cơ quan hay ở nhà, làm tròn đúng bổn phận của người cha, người mẹ, người con...Hãy sống vui vẻ, hoà đồng và có những cử chỉ tốt đẹp với những người xung quanh để đem yêu thương đến với mọi người, mọi nhà...
Đức Phật đã từng nói: “Sự sống chỉ có mặt trong hiện tại nên tâm ý con người phải luôn an trú trong hiện tại”. Theo lời dạy này, chúng ta có thể hiểu rằng: quá khứ đã đi qua, trong khi tương lai chưa tới. Theo đó, con người muốn thoát khổ thì những tu tập hay công việc thường ngày của họ phải biết tập trung vào hiện tại, vào chính ngày hôm nay.
Còn trong Kinh Thánh, Chúa Giêsu cũng đã nói: “Đừng lo lắng cho ngày mai, ngày mai cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày đó”. Lời dạy của đức Phật hay chúa Giêsu có nhiều điểm giống nhau, đều mong muốn con người sống với từng giây phút hiện tại với những gì đang diễn ra.
Dẫu biết rằng, rất nhiều người đang tin rằng “ngày tận thế” sẽ diễn ra nên đã có nhiều sự chuẩn bị, có thể tạm gọi đó là...phòng xa. Biết phòng xa là một đức tính tốt để có thể tự lo cho bản thân, không trở thành gánh nặng cho người khác nhưng ít người hiểu rằng biết tập trung cho hiện tại cũng là một cách phòng xa.
Ý kiến bạn đọc về: Phật giáo nói gì về “ngày tận thế” ?
-
TÙNG LÊ VAN (21:42:56 PM 23/09/2015)PHẬT GIÁO KHÔNG CÓ TẬN THẾ
Phật giáo hướng mọi người về với cỏi vô diệt, vô trụ, dù có vạn kinh vạn pháp nhưng tất cả đều hướng về một cõi, cõi không cũng là không cõi, vậy mọi biến đổi của trái đất trong chu kỳ chuyển hóa của vũ trụ chỉ là diễn biến bình thường, dù là tan cả trái đất thì cũng chỉ là diển biến theo qui luật, con người thì nghĩ nó là lớn lao vì đời sống con người chỉ tồn tại trong trăm năm, còn chu kỳ biến đổi thông thường của trái đất so với vủ trụ thì có thể là chu kỳ triệu năm, vậy nên mọi sự tiên đoán của con người cũng chỉ là tiên đoán trong một vài trăm năm, muốn hiểu được cả chu kỳ biến đổi của vũ trụ thì hãy mau tu tập hướng tâm mình đạt được như như, vô trụ, vô tâm, tự nhiên sẻ nhận diện được tất cả mọi biến chuyển chung quanh ta & cả vũ trụ, chúc thành công.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
- Sấm sét ngày càng nhiều, tại sao?
- 200 năm huyền thoại kênh Vĩnh Tế
- ”"Thần đèn" Nguyễn Văn Cư dời thành công cổng đền nặng hơn 100 tấn đi được 63 mét
- Cỏ Pili - Loại cỏ đặc biệt biết chuyển động khi bị ướt
- Phát hiện “thần điểu" giống khủng long bạo chúa T-rex
- Nguy cơ băng ở Bắc Băng Dương biến mất sớm hơn dự báo
- Linh vật SEA Games 31 - loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới
- Hoa ưu đàm "3.000 năm xuất hiện một lần" có thật không?
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
(Tin Môi Trường) - Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi tại thôn Giữa, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là một báu vật thiên nhiên quý hiếm, đang được bảo tồn trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng này. Đây là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn thu hút du khách từ nhiều tỉnh, thành tới thăm quan.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Phú Yên lập Công viên địa chất để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.