»

Chủ nhật, 19/01/2025, 00:20:58 AM (GMT+7)

Không có 12 con giáp như thường gọi?

(16:16:07 PM 01/06/2013)
(Tin Môi Trường) - Theo tác giả Nguyễn Hoàng Minh Đức (Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội), không có 12 con giáp như thường gọi.

12 chi chứ không phải 12 con giáp

 
Gọi 12 con giáp thực chất là có sai sót về khoa học, không đúng với tên gọi của nó. Ta biết rằng Can - Chi là hệ đếm thời gian của các nước phương Đông cổ xưa với cách đếm theo hệ cơ số 12 và 60. Người Babylone cách đây khoảng 5.000 năm đã xác định được độ dài của năm là 360 ngày. Con số này đã để lại di sản hệ đếm 60 trong phép đếm thời gian và đo góc ngày nay. Ngay cả người I-Rắc, Trung Hoa trước đây đã từng sử dụng hệ đếm cơ số 60 ngày.
 
Hệ đếm Can - Chi: Được dùng trong âm lịch Á Đông để định thứ tự theo cơ số 60 và 12. Cứ hết một vòng 60 năm (gọi là Lục Thập Hoa Giáp - chu kỳ Giáp Tý hay còn gọi là Vòng Giáp Tý đồ). Chu kỳ thứ nhất gọi là Thượng nguyên Giáp Tý, chu kỳ thứ hai gọi là Trung nguyên Giáp Tý, chu kỳ thứ ba gọi là Hạ nguyên Giáp Tý. Ba chu kỳ tạo thành một Hội, tạo thành một góc bẹt 180 độ trời đất. Sau đó chu kỳ Giáp Tý lại lặp lại như trên tạo thành một góc đầy 360 độ và các chu kỳ sau tiếp tục lặp lại chu kỳ ban đầu, nhưng lũy thừa bậc cao hơn.
 
Theo như nhiều nguồn sử liệu ghi chép, loại lịch Can - Chi đã xuất hiện vào thời kỳ nhà Thương khoảng thế kỷ XVI trước Công nguyên. Người ta sử dụng lịch Can - Chi để ghi chép các sự kiện, niên biểu lịch sử. Các nhà làm lịch lấy 12 con vật linh để làm biểu tượng, gọi là 12 chi - chi là cành. Từ Chi theo người Trung Hoa có nghĩa là cành, nhánh trên cây trúc rời khỏi thân. 12 chi gọi là thập nhị Chi thuộc hệ cơ số 12. Thập nhị Chi có quan hệ với lục khí (6 khí) và ngũ hành, âm - dương. Khi các nhà làm lịch, họ lấy một âm một dương phối hợp thành 12 chi biểu tượng là 12 con vật cầm tinh: Tý (chuột), Sửu (trâu), Dần (hổ, hùm, cọp, beo), Mão (mèo, người Trung Quốc còn gọi là thỏ), Thìn (rồng), Tỵ (rắn), Ngọ (ngựa), Mùi (dê), Thân (khỉ, vượn), Dậu (gà, kê), Tuất (chó, khuyển), Hợi (lợn). 
 
12 chi con vật cầm tinh được phối hợp với Thập Can (Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý). Vậy Can là gì? Người Trung Hoa gọi là Thiên Can. Can là thân cây cối. Theo quan niệm của họ: Can có gốc ở trời nên gọi là Thiên Can. Từ đó các nhà làm lịch Trung Hoa đã lập ra 10 Thiên Can như trên đã trình bày. Thiên Can lấy số dương: Số lẻ 1, 3, 5, 7, 9 và chọn số 5 ở giữa là Trung ương (hay còn gọi là Trung cung) gấp đôi lên để bao hàm cả Âm Can (Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý) và Dương Can (Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm). Sau đó, phối hợp Thập Can với Thập nhị chi theo nguyên lý: Can hàng chẵn đi với Chi hàng chẵn; Can hàng lẻ đi với Chi hàng lẻ. Đó là phương pháp phối hợp giữa Cơ và Ngẫu, Âm và Dương với Ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) tương sinh, tương khắc rất chặt chẽ.
 
Mở đầu chu kỳ 12 năm của một giáp (thập nhị chi) bao giờ cũng là Can hàng Giáp. Trong lịch Can - Chi chỉ có Lục Giáp (sáu Giáp), đó là: Giáp Tý, Giáp Dần, Giáp Thìn, Giáp Ngọ, Giáp Tuất, không có 12 con Giáp. 6 Giáp phối hợp với 12 Chi (12 con vật) thành một chu kỳ Lục Thập Hoa Giáp (60 năm). Các nhà làm Lịch Can - Chi gọi là Vòng Giáp Tý đồ. Phương Tây gọi là vòng chuyển động của 12 con vật trên đường Hoàng đạo là vòng Zidiac (vòng của các con thú). 
 
Ảnh minh họa. 

 

 
Màu sắc phù hợp với tuổi
 
Còn biểu tượng 12 con vật cầm tinh, mỗi con được phối hợp với 5 hành và 5 Can Bát quái khác nhau. Do đó tính chất của con vật ấy ăn theo 5 Can với Ngũ hành và Bát quái cũng khác nhau. Tuy có tính chất chung của mỗi con vật cầm tinh, nhưng về ý nghĩa thực thể của mỗi hành và Chi lại hoàn toàn khác nhau. Ví dụ, người tuổi Tý (cầm tinh con chuột) nhưng ta có 5 loại Can của Chi Tý gồm:
 
Giáp Tý: Hành Kim (Hải Trung Kim) thuộc Quẻ Chấn trong Bát quái, về Ngũ hành nó khắc với Bình Địa Mộc. Màu sắc phù hợp là đỏ, đen, xanh, hồng và rất kỵ với màu trắng, vàng, ghi.
 
Bính Tý: Hành Thủy (Giản Hạ Thủy) thuộc Quẻ Cấn trong Bát quái. Về Ngũ hành nó kỵ khắc bởi Thiên Thượng Hỏa. Màu sắc phù hợp là vàng, trắng, ghi, nâu và rất kỵ màu đỏ, đen, xanh thẫm, xanh.
 
Mậu Tý: Hành Hỏa (Tích Lịch Hỏa) thuộc quẻ Càn trong Bát quái. Về Ngũ hành nó bị khắc bởi Thiên Hà Thủy. Màu sắc phù hợp là trắng, vàng, ghi, nâu. Màu kiêng kỵ là đỏ, đen, xanh thẫm.
 
Canh Tý: Hành Thổ (Bích Thượng Thổ) thuộc Quẻ Càn trong Bát quái, về Ngũ hành nó bị khắc bởi Thiên Hà Thủy. Về màu sắc thích hợp và kiêng kỵ giống với người tuổi Mậu Tý.
 
Nhâm Tý: Hành Mộc (Tang Đồ Mộc) thuộc Quẻ Chấn trong Bát quái. Về Ngũ hành nó khắc với Ốc Thượng Thổ. Về màu sắc ưa chuộng vừ kiêng kỵ giống tuổi Giáp Tý.
 
Tương tự như vậy đối với người tuổi Tỵ, cầm tinh con Rắn với các hành như sau:
 
Ất Tỵ: Hành Hỏa (Phúc Đăng Hỏa) thuộc Quẻ Đoài trong Bát quái. Về Ngũ hành nó khắc với Thoa Xuyến Kim. Về màu sắc: Phù hợp với trắng, ghi, vàng, kiêng kỵ màu đen, đỏ, xanh.
 
Đinh Tỵ: Hành Thổ (Sa Trung Thổ) thuộc Quẻ Khôn trong Bát quái, về Ngũ hành nó khắc bởi Dương Liễu Mộc. Về màu sắc: Hợp với màu đỏ, hồng, vàng, rất kỵ màu đen, trắng, xanh.
 
Kỷ Tỵ: Hành Mộc (Đại Lâm Mộc) thuộc Quẻ Cấn trong Bát quái, về Ngũ hành nó khắc bởi Đại Trạch Thổ. Về màu sắc: Rất phù hợp với các màu đỏ, hồng, vàng, trắng nhưng lại rất kỵ với màu đen, xanh.
 
Tân Tỵ: Hành Kim (Bạch Lạp Kim) thuộc Quẻ Tốn trong Bát quái, về Ngũ hành nó bị khắc bởi Phúc Đăng Hỏa. Về màu sắc: Thích hợp với các màu đỏ, hồng, xanh, đen và tối kỵ với màu trắng.
 
Quý Tỵ: hành Thủy (Trường Lưu Thủy) thuộc Quẻ Khôn trong Bát quái, về Ngũ hành bị khắc bởi Thiên Thượng Hỏa. Về màu sắc thích hợp và kiêng kỵ giống với người tuổi Đinh Tỵ.
 
Như vậy, qua hai con vật linh (làm ví dụ) đã giới thiệu khái quát trên đây cho ta thấy một điều rõ ràng rằng: Tuy cùng chi nhưng nếu Ngũ hành, Bát quái khác nhau thì màu sắc thích hợp, ưa chuộng và kiêng kỵ cũng khác nhau. Tương tự còn lại 10 con vật cũng như vậy. Chúng đều có xung khắc, hòa hợp và kiêng kỵ với các sắc màu rất khác nhau. Do đó, việc đưa ra tuổi cầm tinh của 12 con vật và quy đồng đều ưa thích hoặc khắc chế một loại màu sắc nào đó là thiếu chính xác và không đúng với tính chất Ngũ hành, Bát quái. Đặc biệt là sự thuận lý của Âm - Dương không hoàn hảo.

 Ở nước ta trong các năm gần đây, có một số nhà xuất bản do không có chuyên gia giỏi tinh thông về loại Lịch Can - Chi nên đã cho xuất bản một số đầu sách gọi bừa là 12 con Giáp. Thậm chí cả Đài Truyền hình Việt Nam vào dịp đầu năm Quý Tỵ nhiều kênh khi giới thiệu về 12 con vật biểu tượng cho mỗi năm cũng gọi sai là 12 con Giáp. Việc này là sai kiến thức cơ bản và cần phải cải chính không thể để tồn đọng trong đời sống văn hóa thường nhật của nhân dân ta những hạt sạn lớn thế này.
(Theo Kiến thức)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Ý kiến bạn đọc về: Không có 12 con giáp như thường gọi?

  • le duc anh (21:09:39 PM 27/06/2013)Khong co 12 con giap

    12 co giap

Gửi ý kiến bạn đọc về: Không có 12 con giáp như thường gọi?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Tin Môi Trường
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

VACNE 30 năm
 Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI