»

Chủ nhật, 19/01/2025, 02:38:38 AM (GMT+7)

Chuyện liêu trai về “hồ bắt người” Tin ảnh

(15:41:40 PM 08/01/2013)
(Tin Môi Trường) - Từ xa xưa, người dân ở TP Phủ Lý, Hà Nam thường hay nhắc tới hồ chùa Bầu với những câu chuyện liêu trai nửa hư nửa thực. Nhiều người gọi đó là “hồ bắt người”, bởi mỗi năm hồ phải “bắt” được một người thế mạng thì mới yên.

Chết trong tư thế xếp bằng dưới đáy hồ?

 
Hồ chùa Bầu nằm trong khuôn viên của Công viên Nguyễn Khuyến, một trong những vị trí đắc địa của TP Phủ Lý. Hồ còn là một trong những quần thể của Thiên Bảo Tự cổ kính nghìn năm tuổi. Xưa kia khu vực hồ chùa Bầu thuộc làng Bảo Thôn, xã Châu Cầu, phủ Kim Bảng, tỉnh Hà Nội, nay thuộc sự quản lý của phường Hai Bà trưng. 
 
Theo cụ Đỗ Hữu Cự (92 tuổi), chùa Bầu là một quần thể tâm linh thờ Pháp Vân Phật gồm hồ, chùa, đình, đền, phủ với tổng số 33 đạo sắc phong từ thời Vĩnh Khánh (năm 1663) đến đời Khải Định. Nay còn giữ được 25 đạo sắc phong, 8 đạo bị thất lạc vẫn chưa rõ tung tích.
 
Từ xa xưa, hồ chùa Bầu đã nổi tiếng với những câu chuyện tâm linh nửa thực nửa hư. Ông Lương Minh Thuyết, Chủ tịch UBND phường Hai Bà Trưng cho biết: “Hồ chùa Bầu rộng trên 6ha, trước đây nhân dân đấu thầu thả cá, nhưng hiện tại hoạt động đó đã chấm dứt và nhường chỗ cho bà con ngắm cảnh và hoạt động thể dục thể thao”.

Bà Nguyễn Thị Lừng là người chứng kiến nhiều chuyện tại hồ chùa Bầu. 

 

 

 

Bà Nguyễn Thị Lừng (71 tuổi) ở tổ một là người bán nước chè hàng chục năm nay ở gần hồ chùa Bầu cho rằng, hồ rất linh thiêng với những cái chết bất ngờ đã khiến nhiều người coi đây là “hồ bắt người”. Mà việc hồ chùa Bầu “bắt người” cũng có nhiều người chứng kiến.
 
Bà Lừng khẳng định, hồ mỗi năm phải “bắt” được một người mới yên: “Phải có mấy chục người chết ở cái hồ này rồi, năm nào cũng phải có một người chết thì mới được yên. Trước đây, nhà tôi nằm ngay bên cái vực của hồ, năm 13 tuổi tôi xuống hồ tắm mà không biết tại sao chân tay không thể cử động được, cứ ngồi xếp bằng dưới đáy hồ. May sao không chết, bố tôi biết chuyện sợ quá mới chuyển nhà sang bên đường Quốc lộ 1A”.
 
Bà Lừng kể tiếp, năm 1950 chùa Bầu bị chiếm đóng, quân Pháp đóng quân ngay trong chùa, thiếu úy Kuếch là chỉ huy trưởng. Người địa phương có tập tục cứ ngày rằm hằng tháng đều thả bột gạo nếp xuống hồ, họ đều thấy hai ông rùa to lớn nhô lên ăn bột. Dân càng khen đẹp thì hai ông rùa càng há mồm to hơn.
 
Thiếu úy Kuếch mới lệnh cho 5 tên lính giơ súng bắn nhưng không ai dám. Ngày hôm sau, viên Thiếu úy này cùng 5 tên lính đi thuyền dạo hồ. Đến góc hồ thì bất ngờ thuyền lật mặc dù hồ vẫn lặng sóng. Mấy tên lính mới vớt chỉ huy lên nhưng viên Thiếu úy lại giơ tay và bảo không cần. Mấy ngày sau, họ mới tìm được xác viên Thiếu úy nổi cạnh mô đất giữa hồ. Chưa hết, chuyện 3 người làm than ra hồ thi xem ai lặn lâu hơn. Không ngờ, khi hai người đã nổi lên thì một người mất tích. Khi người dân lặn xuống tìm xác mới thấy người đàn ông này chết ngồi trong tư thế xếp bằng dưới đáy hồ.
 
Chuyện có đúng như vậy không đến nay chưa ai có thể khẳng định.
 
Hồ chùa Bầu nằm trong quần thể chùa Bầu. 

 

 

 

Thủy quái dưới đáy hồ?

Theo khẳng định của bà Lừng, hồ chùa Bầu đã “bắt” đi mấy chục mạng người. Không nói đâu xa, năm 2011 cũng xảy ra một vụ tai nạn kinh hoàng khiến hai người tử nạn. Có 3 người sau khi nhậu ở quán bia Lộng Gió ven hồ đi xe ô tô BKS 30M – 0768 đã đột ngột lao xuống lòng hồ. Một người đã nhanh chóng đạp cửa xe ra ngoài, hai người còn lại không ra kịp và tử vong. Nạn nhân là người phụ nữ tên Hương và nam thanh niên tên Bình. 
 
Đại úy Nguyễn Minh Hải, Đội phó Đội CSGT Công an TP Phủ Lý cho hay, chiếc xe sau khi chạy đã lao thẳng xuống hồ. Người tên Bình điều khiển xe, ngồi ghế phụ là chị Hương và anh Thắng. May mắn là anh Thắng thoát chết, 2 người còn lại tử vong.
 
Các thợ câu ven hồ chùa Bầu còn xác nhận, hiện nay dưới lòng hồ còn một loài thủy quái khổng lồ. Anh Thái, nhà gần chùa Bầu cho biết: “Từ nhỏ, tôi đã thấy một con cá trắm nặng có lẽ phải đến cả trăm cân và to như cái thuyền thỉnh thoảng vẫn hay xuất hiện ở góc hồ, nơi xảy ra vụ tai nạn thương tâm khiến hai người tử vong năm 2011”.
 
Nhiều người còn cho rằng, ngày trước hồ xuất hiện một con cá chép rất lớn và kỳ dị. Người dân cho đó là “cá vượt vũ môn”, đã thành “thần” nên tôn thờ, khi con cá ấy chết, họ đã chôn cất tử tế, một người đã mạo hiểm giữ lại chiếc vây to như cánh cửa. Tuy nhiên, chúng tôi lần theo thông tin này nhưng hoàn toàn không tìm ra dấu tích chứng tỏ điều ấy. 

Trục vớt xe bị nạn tại hồ. 

 

 

 

Hang không đáy và tiếng khóc của “ma”

Hồ chùa Bầu “bắt người” đã trở thành giai thoại ở Hà Nam. Tuy nhiên, việc nhiều người bỏ mạng ở hồ này là có thật. Trước đây, có người tên là Hàn ở thôn Mễ nổi tiếng bơi lặn giỏi. Khi nghe đồn dưới hồ chùa Bầu có cái hang không đáy, ông Hàn mới lặn xuống nhưng mãi không thấy lên, người dân rà xác nhưng không được, mãi sau mới thấy xác ông Hàn nổi trên mô đất giữa hồ.
 
Một số thợ lặn còn khẳng định, dưới đáy hồ có một cái hang không đáy rất bí ẩn. Đó là nơi “nuốt xác người” và gây ra bao nhiêu điều thương tâm. Tuy nhiên, để giải thích về hang không đáy dưới hồ chùa Bầu là không khó, bởi theo bà Lường, hồ có hang thông với sông Đáy nên dù có cố gắng bơm thì nước cũng không thể cạn. Hơn nữa, trước đây khi chưa cải tạo lại thì hồ còn thông với một số nơi khác. Cho nên các cụ cao niên ở Phủ Lý thường dặn con cháu, nếu lụt lội thì hãy chạy lên chùa Bầu.
 
Sự ly kỳ của chùa Bầu chưa dừng lại ở đó, hầu hết người dân ở ven chùa Bầu và các thợ câu về đêm còn xác nhận thường xuyên nghe thấy tiếng khóc bí ẩn phát ra từ lòng hồ, tiếng khóc rất thảm thiết và họ cho đó là tiếng khóc của “ma”.

Hai nạn nhân bị tử vong tại hồ chùa Bầu năm 2011. 

 

 “Cuối năm 2009, hồ chùa Bầu được cải tạo, ven hồ có 250 hộ dân sinh sống. Hồ chùa Bầu rộng trên 6ha, lại nằm ở vị trí đẹp nên có khoảng 100 hộ tham gia bán hàng ven hồ. Từ khi hồ được cải tạo khiến giá đất ở đây tăng vọt, lên tới 25 – 30 triệu đồng/m2. Tôi về đây được 3 năm, thì hai năm bình yên, chỉ năm 2011 thì mới xảy ra vụ chết 2 người ở góc hồ, chứng tỏ đây không phải là “hồ bắt người” như đồn đại. Chúng tôi cũng đã triển khai tuyên truyền chống mê tín dị đoan để bà con yên tâm làm ăn”.-  Ông Lương Minh Thuyết (Chủ tịch UBND phường Hai Bà Trưng)

Theo Kiến Thức
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Chuyện liêu trai về “hồ bắt người”

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Tin Môi Trường
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

VACNE 30 năm
 Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI