»

Thứ tư, 22/01/2025, 10:48:29 AM (GMT+7)

Bức điện "bí ẩn" không thể phá giải

(16:28:16 PM 24/11/2012)
(Tin Môi Trường) - Một bức điện bí ẩn tìm thấy trên xác một con chim bồ câu từ thời Thế chiến thứ hai có thể sẽ không bao giờ được giải mã, theo thừa nhận của các chuyên gia giải mã Anh hôm 23/11.

Theo BBC, các chuyên gia giải mã hàng đầu nước Anh đã kêu gọi công chúng giúp đỡ phá bức điện mã hóa nói trên.

 

Thông điệp được một người đàn ông tên David Martin phát hiện sau khi dọn dẹp ống khói ngôi nhà ở làng Bletchingley thuộc hạt Surrey, Anh.

 

Bức điện đựng trong một ống nhỏ màu đỏ, gắn vào chân bộ xương của con chim bồ câu, bao gồm 27 nhóm ký tự.

 

Các nhà lịch sử tin rằng con chim bồ câu này gần như chắc chắn được thả đi từ nước Pháp trong giai đoạn diễn ra cuộc đổ bộ D-Day ở Normandy vào ngày 6.6.1944.

 

Bức[-]điện[-]bí[-]ẩn[-]không[-]thể[-]phá[-]giải[-]từ[-]Thế[-]chiến[-]thứ[-]hai
 Bức điện khiến các chuyên gia giải mã nước Anh bối rối - Ảnh: Independent

 

Bức điện bí ẩn được chuyển cho Trung tâm Truyền tin Chính phủ (GCHQ) vào đầu tháng 11 với hy vọng các chuyên gia giải mã của cơ quan này có thể đọc được nó.

 

Tuy nhiên, các chuyên gia của GCHQ không thể giải mã được bức điện. Hiện tại, họ đang kêu gọi các nhà giải mã về hưu từng làm việc tại tổ chức tiền thân của GCHQ và những người khác từng làm việc trong ngành truyền tin quân sự cho ý kiến.

 

Những chuyên gia giải mã từ thời Thế chiến thứ hai nếu còn sống chắc chắn đang ở tuổi trên 90. Tuy nhiên, người ta vẫn hy vọng họ còn đủ minh mẫn để nhận ra loại mã được sử dụng và cách phá giải chúng.

 

Các chuyên gia tin rằng đây có thể là loại mã sử dụng một lần và chỉ có người gửi và người nhận có được chìa khóa giải bức điện. Điều này khiến nó gần như không thể phá được

 

Cũng có nhận định cho rằng bức điện dựa trên một bảng mã đặc biệt sử dụng trong một chiến dịch cụ thể. Nếu bảng mã đã bị hủy thì bức điện gần như không thể giải được.

 

Hơn 250.000 con bồ câu đưa thư đã được sử dụng trong Thế chiến thứ hai và mỗi con bồ câu đều có một số hiệu. Trong bức điện có đến hai số hiệu bồ câu là NURP.40.TW.194 và NURP.37.OK.76 song không rõ số nào là của con chim được tìm thấy ở Bletchingley.

 

Theo tờ Independent, phần duy nhất của bức thông điệp được giải là điểm đến Bomber Command, được mã hóa bằng ký hiệu XO2 trong khi chữ ký của người gửi phía dưới bức thông điệp là Sjt W Stot (Serjeant W Stot - Trung sĩ W Stot).

 

Chữ Serjeant được xem là có ý nghĩa bởi không quân Anh sử dụng chữ “serjeant” trong khi lục quân sử dụng chữ “sergeant”.

 

Địểm xuất phát của bức điện được cho là Công viên Bletchley, nơi đặt trụ sở trung tâm mật mã của chính phủ Anh thời Thế chiến thứ hai, tổ chức tiền thân của GCHQ, nằm cách nhà của ông Martin 129 km.

 

Con chim được cho là đi lạc, mất phương hướng trong thời tiết xấu hoặc kiệt sức sau một chuyến bay dài.

 

Dưới đây là những ký tự trong bức điện được hãng BBC ghi lại nhằm kêu gọi độc giả trên toàn thế giới chung tay giải bức điện bí ẩn được mô tả là không thể giải mã được.

 

AOAKN HVPKD FNFJW YIDDC

RQXSR DJHFP GOVFN MIAPX

PABUZ WYYNP CMPNW HJRZH

NLXKG MEMKK ONOIB AKEEQ

WAOTA RBQRH DJOFM TPZEH

LKXGH RGGHT JRZCQ FNKTQ

KLDTS FQIRW AOAKN 27 1525/6

 

Sơn Duân (TNO)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bức điện "bí ẩn" không thể phá giải

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Tin Môi Trường
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

VACNE 30 năm
 Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ

(Tin Môi Trường) - Về thôn 2, xã Đinh Xá (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), tận mắt ngắm nhìn cây cổ thụ-cây Đa tía được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam năm 2015 mới thấy được sự hùng vĩ của cây có tuổi đời trên 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI