“Hòn đá lạ” vẫn ở đền Hùng
(08:27:18 AM 23/04/2013)Việc “hòn đá lạ” với nhiều ký tự, họa tiết phức tạp xuất hiện tại đền Thượng, Khu Di tích đền Hùng (tỉnh Phú Thọ), đã nhận được rất nhiều quan tâm của các nhà khoa học cũng như khách thập phương trong thời gian qua.
Giải bùa?
Ông Nguyễn Tiến Khôi, nguyên giám đốc Ban Quản lý Khu Di tích đền Hùng, cho biết “hòn đá lạ” được đặt ở đền Thượng từ năm 2009, là bùa lành để phản lại bùa yểm của quân Nguyên Mông (Trung Quốc) được phát hiện khi hạ giải đền Thượng. “Khi tháo dỡ đền Thượng để trùng tu, công nhân đào nền phía trong hậu cung phát hiện một viên gạch được bọc bởi lớp giấy bạc, bên trong có dòng chữ lộn ngược. Bóc tờ giấy thì thấy có chữ in mờ trên gạch, vì không biết đó là gì nên tôi đã nhờ ông Nguyễn Minh Thông xem giúp” - ông Khôi kể.
Theo ông Khôi, ông Nguyễn Minh Thông nguyên là giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng văn hóa phương Đông, người đã được viện trưởng Viện Tu bổ di tích lúc ấy giới thiệu để hỗ trợ việc tu bổ xây dựng đền Thượng. “Ông Thông rất am hiểu về vấn đề tâm linh, cũng là người từng chọn huyệt đạo xây đền Mẫu Âu Cơ” - ông Khôi cho biết.
Trong khi đó, báo cáo về vụ việc gửi UBND tỉnh Phú Thọ, ông Nguyễn Minh Thông cho biết qua nghiên cứu, thẩm định của các chuyên gia, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng văn hóa phương Đông kết luận viên gạch có bọc giấy bạc là bùa yểm do “đạo sĩ cao tăng Nguyên Mông cải trang” mang sang. Bùa này được yểm tại ban giữa đền Thượng, thần chú trên tờ giấy viết bằng chữ của vùng cao nguyên Ấn Độ - Tây Tạng.
Để hóa giải bùa yểm, trung tâm đã lên kế hoạch tìm một viên đá ngọc xanh có nhiều năng lượng tốt lành, khả năng hóa giải và tiếp nhận năng lượng tốt của tinh tú trời đất... Sau khi được một công ty đá quý cung cấp hòn đá, trung tâm chạm “trận đồ bát quái thiên tinh Phật Tổ Như Lai” dựa trên trận đồ bát quái của đức Thánh Trần trong Binh thư yếu lược trên mặt trước hòn đá này. Ở mặt sau của viên đá, phía trên chạm ấn Vua Hùng, dưới là lá bùa giải bách họa cho nhân dân.
Giữ nguyên gốc di sản
Nhiều ý kiến cho rằng đền Hùng là đất thiêng nên không cần yểm bùa và phải chuyển hòn đá ra ngoài. Tuy nhiên, ông Hà Kế San, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ, khẳng định chưa thể di dời hòn đá này vì cần xem xét kỹ những ảnh hưởng tốt, xấu của nó. “UBND tỉnh Phú Thọ sẽ tổ chức cuộc hội thảo, mời các nhà nghiên cứu Hán Nôm, chuyên gia... và Cục Di sản cùng đánh giá về hòn đá” - ông San nói.
Cùng quan điểm, ông Nguyễn Tiến Khôi cho rằng không nên tự ý di dời hòn đá. Theo ông Khôi, những vật dụng được đặt trong đền Hùng đều có quyết định của Cục Di sản, đồ thờ đều để nguyên. Liên quan đến việc tỉnh Phú Thọ và Ban Quản lý di tích đền Hùng sẽ tổ chức hội thảo, xin ý kiến các nhà khoa học về “hòn đá lạ”, ông Phan Đình Tân, người phát ngôn Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, khẳng định quan điểm của bộ là tuyệt đối tuân thủ theo Luật Di sản, không được phá vỡ tính nguyên gốc của di sản.
Theo ông Tân, tỉnh Phú Thọ có thể tổ chức hội thảo xin ý kiến các chuyên gia để thống nhất quan điểm. Tuy nhiên, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch sẽ có kết luận sau cùng. “Nếu bây giờ bảo cái này thiêng, sau đó lại có bùa khác hiểm hơn thì lại đưa hòn đá khác vào à? Không thể nói đây là hòn đá thiêng nhất, hòn đá thiêng nhì rồi yểm, trừ tà từ thời Nguyên Mông được” - ông Tân nhấn mạnh.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
- Sấm sét ngày càng nhiều, tại sao?
- 200 năm huyền thoại kênh Vĩnh Tế
- ”"Thần đèn" Nguyễn Văn Cư dời thành công cổng đền nặng hơn 100 tấn đi được 63 mét
- Cỏ Pili - Loại cỏ đặc biệt biết chuyển động khi bị ướt
- Phát hiện “thần điểu" giống khủng long bạo chúa T-rex
- Nguy cơ băng ở Bắc Băng Dương biến mất sớm hơn dự báo
- Linh vật SEA Games 31 - loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới
- Hoa ưu đàm "3.000 năm xuất hiện một lần" có thật không?
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
(Tin Môi Trường) - Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi tại thôn Giữa, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là một báu vật thiên nhiên quý hiếm, đang được bảo tồn trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng này. Đây là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn thu hút du khách từ nhiều tỉnh, thành tới thăm quan.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Phú Yên lập Công viên địa chất để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.