Sống xanh » Gia đình xanh
Nở rộ trào lưu chơi bon sai nấm linh chi giá bạc triệu
(17:14:28 PM 15/11/2014)
Chậu linh chi bon sai có giá trên 1 triệu đồng. Ảnh: NVCC.
Tuy có giá đắt đỏ nhưng linh chi bon sai hiện là mặt hàng bán rất chạy tại cửa hàng của anh Kỷ ở Thụy Khuê (Tây Hồ, Hà Nội). Mỗi chậu linh chi bon sai có giá dao động 700.000 - 1 triệu đồng, tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng.
Anh Kỷ chia sẻ một lần đến thăm người thân ở Hàn Quốc, anh thấy nhiều người đặt chậu bon sai lạ trên bàn khách và trong phòng làm việc. Anh tò mò hỏi và được biết đó là loại linh chi đỏ bon sai. Vốn có sở thích cây cảnh và đầu óc kinh doanh, anh Kỷ học hỏi kỹ thuật chăm trồng và về thử nghiệm ở Việt Nam. Không ngờ, sau nhiều lần thử nghiệm, chậu cây linh chi bon sai đầu tiên cũng thành công.
“Do khí hậu Việt Nam khác biệt so với ở Hàn Quốc nên linh chi trồng ở Việt Nam lá không to ngang mà đâm thẳng, vươn lộc nhỏ. Từ đó, kỹ thuật cấy, ghép và chăm sóc cũng có sự khác biệt” - anh Kỷ chia sẻ.
Thông thường, hình dáng chậu linh chi bon sai được thiết kế theo sở thích của khách hàng. Tuỳ vào số lượng cành, độ phức tạp kỹ thuật cắt ghép mà chậu bọn sai có giá khác nhau, dao động từ 700.000 đến 1 triệu đồng, thậm chí có chậu lên đến 5 - 6 triệu đồng.
Chị Nguyễn Thị Lan (Cầu Giấy, Hà Nội), khách hàng mua một cây linh chi bon sai giá 4 triệu đồng để làm quà biếu sếp, chia sẻ: “Tôi từng có thời gian sống ở Hàn Quốc nên cũng biết về linh chi kiểng. Tuy nhiên, nó không phổ biến ở Việt Nam và hiện có giá tương đối đắt đỏ”.
Anh Kỷ cho biết linh chi giống đắt kỹ thuật tạo bon sai khá phức tạp nên có giá tương đối cao. Do công đoạn cắt ghép cần kỹ thuật khó nên anh Kỷ phải nhờ tới đội thợ riêng có am hiểu về giống linh chi để thực hiện.
Linh chi bon sai được trồng trên những thân gỗ tạp, loại gỗ được chế riêng để trồng linh chi. Khi trồng khoảng 6 tháng cho đến hơn 1 - 2 năm (tùy thuộc và chế độ chăm sóc), cây mọc dài chừng 3 - 5 cm là có thể cắt để ghép thành chậu cảnh. Sau khi hoàn thiện cắt ghép, chế độ chăm sóc cũng cần tỉ mỉ và theo dõi từng ngày.
Theo chị Kim, nhân viên tại cửa hàng cho biết, sau quá trình ghép cành thì việc chăm sóc linh chi lại hết sức đơn giản. Chị tư vấn, linh chi phù hợp hơn với phòng nhiệt độ thường nên mỗi ngày, người chơi cây chỉ phải tưới nước 3 lần: sáng, chiều và tối. Nước được phun sương lượng vừa nhỏ tập trung vào gốc cây. Ngoài ra, nếu đặt cây trong phòng điều hòa phải nên tưới nước 5 - 6 lần/ngày. Ngoài tưới nước, ngươi chơi không phải chăm bón bất cứ thứ gì khác.
Sau khi ghép cành, linh chi phát triển rất chậm. Trung bình 1 năm chỉ mọc được 1 – 2 phân, do đó hình dáng cây ghép gần như không thay đổi. Cây càng để tự nhiên càng đẹp. Linh chi đỏ chỉ sống một thời gian nhất định, tuy nhiên, hình dáng và màu sắc cây gần như không thay đổi.
Tuy có giá đắt đỏ nhưng khách hàng mua khá đông. Theo anh Kỷ, hầu hết là những người có điều kiện, thường sử dụng để trang trí trong gia đình, phòng làm việc hoặc làm quà biếu trong những dịp đặc biệt.
Một ngày, cửa hàng bán được 2 - 3 chậu, những dịp đặc biệt gấp 2 - 3 lần bình thường. “Linh chi phát triển rất chậm, công việc cắt ghép đòi hỏi thời gian và kỹ thuật khó nên số lượng bán có hạn. Hiện tại, cửa hàng đang ra sức để chuẩn bị hàng tết do số lượng đặt đông” - anh Kỷ cho biết thêm.
Chị Phương Anh (Đống Đa, Hà Nội), một khách hàng vừa mua 2 chậu linh chi với giá 2,9 triệu đồng chia sẻ: “Linh chi vừa là thảo dược vừa biểu tượng cho sự trường thọ, tài lộc, may mắn, sức khỏe nên tôi rất thích. Ngoài mua một chậu đặt trong phòng khách, tôi cũng chọn làm món quà tặng sếp dịp đặc biệt sắp tới”.
Theo anh Thanh, một người chơi bon sai tại Thái Bình, cho biết nấm linh chi còn gọi là nấm trường sinh, là cây thuốc quý và khá độc đáo. Loại nấm này đang là thú chơi mới của những người yêu cây cảnh. Tuy nhiên, kỹ thuật cắt ghép khá phức tạp nên hiện chưa phổ biến trên thị trường.
Linh chi vừa là thảo dược vừa biểu tượng cho sự trường thọ, tài lộc, may mắn, sức khỏe.Ảnh: Ngọc Lan.
Giống linh chi đắt và kỹ thuật ghép cành khá phức tạp nên có giá cao trên thị trường. Ảnh: Ngọc Lan.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- ”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
- Cách cúng giao thừa và bày mâm ngũ quả vì sao là 'cầu dừa đủ xoài'
- Có lễ "tiễn Táo" vậy lễ "rước Táo mới" về nhà diễn ra như thế nào?
- Khôi phục môn nữ công gia chánh, dạy thiếu nữ Huế biết nấu cơm gia đình
- Bài cúng giao thừa 2021 theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam
- Năm nay, cúng ông Công ông Táo ngày nào
- Những việc cần làm để tránh ô nhiễm không khí trong nhà
- Thái Lan tạo mưa nhân tạo giúp dân chống hạn
- Gia đình Sài Gòn bị nhầm là trồng rau "đột biến" vì quá tốt
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.
4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.
TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?