Sống xanh » Gia đình xanh
Mô hình "nhà, đường phố và xã, phường không rác" ở Thừa Thiên - Huế
(19:45:06 PM 02/09/2011)
Thùng gom rác (Ảnh minh họa)
Tại làng Mai Dương, xã Quảng Phước (huyện Quảng Điền) đã được công nhận là làng văn hoá. Kể từ đó, công tác bảo vệ môi trường tại địa phương có nhiều chuyển biến tích cực hơn. Hơn 282 hộ dân của thôn Mai Dương đều đã thực hiện qui ước bảo vệ môi trường của làng.
Mỗi một hộ dân trong làng đều có một túi đựng rác trước hiên nhà để thu gom rác thải túi ni lông sinh hoạt. Nhà nào cũng vậy, mỗi sáng sớm sau khi quét dọn nhà cửa, đi chợ, nấu ăn thì tất cả rác thải sinh hoạt được thu gom vào túi đựng rác của gia đình, cứ 2 ngày một lần mang đến nơi đổ rác tập trung để chở đi xử lý.
Ở vùng nông thôn rác thải sinh hoạt vốn vứt bừa bãi gây nên vấn nạn ô nhiễm môi trường. Thế nhưng, từ ngày xây dựng quy ước xây dựng làng văn hoá đến nay, Mai Dương đã có những chuyển biến tích cực trong công tác bảo vệ môi trường, người dân không còn tự đốt rác, hay xả bừa bãi ra ven phá Tam Giang như trước đây. Bên cạnh đó, mỗi năm người dân ở Mai Dương còn tự nguyện đóng 12 kg thóc để có kinh phí cho hoạt động bảo vệ môi trường.
Mỗi quý, làng huy động toàn bộ các hộ dân tham gia tổng dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm một lần. Nếu ai không thực hiện thì có quy ước xử phạt rõ ràng nên hầu hết người dân đều chấp hành nghiêm túc. Về Mai Dương hiện nay, đường làng ngõ xóm ở quê luôn sạch đẹp, là niềm tự hào của người dân nơi đây. Mô hình thu gom rác thải vệ sinh môi trường ở thôn Mai Dương là một điển hình cần nhân rộng. Bởi không phải làm gì quá lớn mà chỉ cần thay đổi một hành vi nhỏ của người dân cũng đã có ý nghĩa lớn, góp phần vào bảo vệ môi trường của chính mình và cho cả cộng đồng xã hội.
Tại xã Phú Hải (huyện Phú Vang) áp dụng mô hình vận động nhân dân đóng góp 15.000đồng/hộ/tháng để tổ chức các tổ thu gom rác thải. Rác sau khi thu gom khoảng 17 m3/ngày, cứ 2-3 ngày/lần, xã hợp đồng với Ban quản lý vệ sinh môi trường chở đến địa điểm xử lý. Bên cạnh đó, Phú Hải nâng cao nhận thức cho người dân bằng việc trồng thêm nhiều cây xanh, vệ sinh nơi ở, nơi công cộng, rác được thu gom và phân loại ngay từ đầu, bỏ đúng nơi quy định. Các hộ có chế biến hải sản, nước mắm không để nước thải ra môi trường. Chăn nuôi gia sức, gia cầm có hầm chứa phân, có nắp đậy, không để ảnh hưởng đến các hộ xung quanh và đời sống sức khoẻ cộng đồng.
Riêng đối với các hộ dân vạn đò sống trên sông và trên đầm phá, các địa phương đã tổ chức "sọt rác" trên từng phương tiện. Hiện, phường Phú Bình (thành phố Huế) đang tích cực triển khai chương trình vệ sinh môi trường, đặt sọt rác cho các hộ sống trên thuyền, hàng ngày rác được vứt vào sọt, không thả bừa xuống sông, vài ba ngày có người đi thu gom tập trung xử lý. Nếu mô hình này được nhân rộng và trở thành nếp sinh hoạt thường xuyên thì việc gây ô nhiễm cho các con sông ở Thừa Thiên - Huế sẽ được cải thiện rất nhiều.
Tỉnh Thừa Thiên - Huế còn thực hiện xã hội hoá công tác vệ sinh môi trường bằng việc thu phí do dân đóng góp. Năm 2010, tỉnh thu được 6,6 tỷ đồng. Tỉnh phấn đấu đến năm 2015 nguồn thu phí vệ sinh môi trường do dân đóng góp đảm bảo 15% nguồn chi phí chung cho công tác xử lý vệ sinh môi trường, tăng 5% so với hiện nay...Tỉnh quy định mức thu phí phải căn cứ vào chất lượng dịch vụ công tác vệ sinh của từng loại đường phố, khả năng đóng góp của các tầng lớp dân cư, loại hình tổ chức, doanh nghiệp, mức độ độc hại và chi phí cần thiết cho hoạt động thu gom, xử lý rác thải....
Bạn cũng có thể quan tâm:
- ”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
- Cách cúng giao thừa và bày mâm ngũ quả vì sao là 'cầu dừa đủ xoài'
- Có lễ "tiễn Táo" vậy lễ "rước Táo mới" về nhà diễn ra như thế nào?
- Khôi phục môn nữ công gia chánh, dạy thiếu nữ Huế biết nấu cơm gia đình
- Bài cúng giao thừa 2021 theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam
- Năm nay, cúng ông Công ông Táo ngày nào
- Những việc cần làm để tránh ô nhiễm không khí trong nhà
- Thái Lan tạo mưa nhân tạo giúp dân chống hạn
- Gia đình Sài Gòn bị nhầm là trồng rau "đột biến" vì quá tốt
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.
4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.
TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?