Sống xanh » Gia đình xanh
Dỗi vợ, chồng bình luận phim với… cún
(11:29:05 AM 24/12/2013)Động tý là... dỗi
Ngay từ hồi yêu nhau, anh Cường đã hay dỗi rồi, nhưng dỗi chút rồi lại làm lành, nên chị Mai cũng không “lăn tăn” lắm, không ngờ lấy nhau về rồi mới thấy “bệnh” ngày một nặng, thậm chí việc được lên chức bố cũng chả khiến anh đỡ đi tí nào.
Hễ có gì không vừa ý là anh dỗi. Khi đó thì mặt nặng như đeo đá, hỏi không thèm trả lời, không nói với vợ nửa câu, đến bữa thì ăn lấy ăn để cho xong 2 bát cơm rồi ra xem ti vi, khuya ôm gối ra ghế sô-pha ngủ. Anh dỗi cho đến khi vợ phải xuống nước nịnh nọt mới thôi.
Ở nhà mà ngậm miệng không nói với ai thì khó chịu, nên những lúc dỗi vợ, anh Cường lại đâm ra yêu con đột xuất. Ngày thường, vợ nói hết hơi anh cũng chẳng dành ra nổi mấy phút để chơi hay trò chuyện với con, nhưng khi dỗi vợ thì anh cứ xoắn lấy con, ôm ấp, hôn hít, nựng nịu, rằng trên đời này ba chỉ yêu mình con thôi, còn những người khác toàn là đồ tệ hại hết. Còn cái “đồ tệ hại mang tên vợ” thì đừng hòng động được vào con, đành tặc lưỡi tự nhủ: “Cứ dỗi đi cho con nó được nhờ”.
Có lần, xem phim trên ti-vi đến đoạn kịch tính, Cường buột mồm bình phẩm với vợ một câu, xong chợt nhớ ra mình đang dỗi, lập tức mặt vênh lên ra chiều bảo vợ đừng có tưởng bở, rồi quay sang con chó Mi-lu đang ngồi cạnh, bảo: “Mi-lu nhỉ”, cứ như cái câu bình luận phim lúc nãy anh không phải nói với vợ mà nói với… con chó.
Trước cái cảnh ấy, vợ anh nhịn không nổi, bật cười phá lên. Tiếng cười chế giễu của vợ khiến anh Cường giận đến mức mặt mày tái mét, đùng đùng đứng dậy xách xe máy ra đi, đến nửa đêm cũng không thấy về. Vợ cũng chẳng thèm gọi điện giục giã, cứ thế đi ngủ, bởi chị đã hỏi một người bạn của chồng trước đó, biết Cường đang uống rượu ở chỗ anh ta. Hôm sau, biết chồng vẫn tá túc chỗ cũ, chị lại yên tâm mặc kệ. Nhưng đến ngày thứ 3, thấy chồng vẫn quyết cố thủ nhà bạn, chị đành ngừng thi gan với chồng, xuống nước gọi anh về.
Gầy rộc, "chết rét" vì dỗi vợ
Hễ dỗi vợ, anh Vịnh luôn chứng tỏ cho vợ hiểu rằng anh chẳng cần gì chị, không có chị anh vẫn sống tốt, thậm chí còn tốt hơn. Vì thế, những lúc đó anh chẳng những không thèm ngủ chung với vợ mà còn quyết không đụng đến những món vợ nấu.
Dù mời mọc cách gì, anh Vịnh cũng không thèm ngồi vào mâm. Với vẻ mặt bất cần, anh đặt cái túi mỳ tôm anh mới mua xuống bàn bếp (mỳ chính tay anh mua nhé, chứ mỳ vợ mua sẵn để trong thùng thì anh chả thèm), thong thả đun nước, cho gói mỳ vào tô, đậy lại, rồi thong thả ăn, ra vẻ quân tử không quan tâm ba cái chuyện ăn uống, ăn mỳ hay ăn cao lương mỹ vị cũng vậy thôi.
Những cơn giận của anh Vinh thường kéo dài, ít nhất cũng 3-4 ngày, nhiều thì có khi 2 tuần, nên thực đơn của anh cũng thay đổi, ngoài mỳ “không người lái” ra còn có bánh mỳ cũng không người lái nốt, lương khô, cháo ăn liền. Anh không thèm ăn ở ngoài, cứ đường hoàng ăn đúng bữa trước mặt vợ.
Vợ Vịnh thì như trêu gan chồng, hễ chồng giận là mua bao nhiêu thứ ngon lành, hấp dẫn, xào rán, nướng cho thơm lừng cả lên, rồi bày thật đẹp mắt, giục các con ăn. Nhìn hai đứa trẻ rối rít thưởng thức rồi khen lấy khen để, Vịnh biết thừa “âm mưu thâm độc” của vợ, nên càng tỏ ra xem thường. Anh vênh váo ngồi ăn lát bánh mỳ thanh đạm của mình, kiêu hãnh như anh hùng chiến thắng cám dỗ.
Ảnh minh hoạ (nguồn: internet)
Sau mỗi đợt dỗi vợ, anh Vịnh luôn bị sút cân, hốc hác cả người, thậm chí có đợt trở nên mình gầy xác ve sau hơn chục ngày ăn uống kham khổ. Ấy thế nhưng anh không “biết thân” mà coi việc mình gầy đi là cái giá mà vợ phải trả, vì anh là tài sản quý của vợ, anh hao hụt thì vợ phải xót, mà đã xót thì phải lo mà giữ gìn, đừng có để chồng dỗi. Và sự thực thì vợ anh vẫn luôn là người xuống nước vì sợ bố của các con mình bị suy dinh dưỡng.
Còn anh Lĩnh mỗi lúc dỗi vợ thường xách xe đi, vì anh biết với phụ nữ, ức chế nhất là chồng không ở nhà mà đang vi vu đâu đó. Chỉ cần để vợ nghĩ rằng, trong khi mình ấm ức ở nhà thì chồng lại đang vui vẻ nhậu nhẹt, hát hò ở đâu đó là đủ khiến anh thấy khoái, chưa nói đến chuyện chị em thường hay tưởng tượng chồng đang ôm gái ở quán bar.
Quả thật chị Liên vợ anh có nghĩ đến những hình ảnh đó, nhưng biết rằng chồng đang dỗi, nếu hỏi thì anh càng làm mình làm mẩy ghê hơn, nên cố phớt lờ. Thế mà có buổi tối, trời rét như cắt thịt, chị Liên đang kèm con học bài trong nhà thì nghe bác hàng xóm gọi cửa, bảo: “Anh Lĩnh làm sao mà trời mưa rét lại ra góc vườn hoa ngồi thế kia?”.
Chị Liên giật mình, bảo đang dỗi cháu đấy bác ạ. Ông hàng xóm lắc đầu chép miệng: “Thế mà tôi cứ tưởng anh ấy bị đuổi việc hay thua chứng khoán gì đó, mặt mũi nhìn tâm trạng lắm”. Liên phải cầm cái áo rét to xụ ra, thấy anh đang ngồi thu lu, biết nếu khoác vào cho chồng sẽ bị hất ra ngay, nên cứ ôm cái áo ngồi xuống bên cạnh. Lát sau chị bảo: “Em rét lắm rồi, anh về đi kẻo em bị cảm mất”. Lúc đó Lĩnh mới chịu đứng dậy, để cho vợ khoác áo đưa về.
Từ hôm đó chị Liên mới biết thóp hóa ra mỗi lần dỗi, anh hoành tráng phóng xe đi “vui vẻ” nhưng thực ra chẳng sung sướng gì, bởi không phải lúc nào cũng có người để chơi, và lắm lúc anh cũng chẳng hứng thú gì mà chơi, chẳng qua kiếm chỗ giết thời gian thôi.
Vợ không xuống thang thì… mách mẹ
Thường thì vợ của những chàng hay dỗi phải xác định sống chung với lũ, vì dù có khuyên bảo hay bực mình cách nào thì cũng phải chào thua trước sự “bền bỉ”, dai như đỉa của chồng. Nhưng cũng không ít người thử “trị” chồng bằng cách dỗi ngược. Huyền Trang cũng vậy.
Thấy chồng tỏ ra không thèm ỏ ê đến mình, Trang cũng không thiết luôn. Đằng nào chồng cũng không ăn cơm vợ, cô chỉ nấu đúng một suất của mình, đúng món mình thích mà chồng không ưa nên ít nấu. Đằng nào chồng cũng chẳng nói, chẳng động vào mình, cô diện thật đẹp đi chơi với bạn, khuya mới hớn hở về nhà, tắm gội xịt nước hoa thơm lừng, ôm điện thoại “tám” với bạn rồi nằm lăn ra ngủ ngon lành, trong khi ông chồng tức như bò đá.
Tiện thể dỗi, Trang cũng chỉ giặt, gấp, là quần áo cho riêng mình. Chồng mỗi sáng phải tự đi tìm quần áo, bít tất, thay vì được vợ chuẩn bị sẵn như trước đây, tìm rồi mới thấy nó nhăn túm, hoặc đang ở tình trạng bốc mùi trên móc treo nhà tắm. Anh ức lắm, nhưng đang tỏ ra không cần đến vợ nên chẳng thèm than.
Nhưng tình trạng đó kéo dài lâu thì chịu không nổi, mà xuống nước thì nhất định không được, chồng Trang đành dùng chiêu… mách mẹ. Mẹ chồng Trang xót con, gọi điện sang mắng con dâu một trận vì tội bỏ bê, không chăm sóc chồng.
Tối ấy ông xã về, mặt vênh váo liếc nhìn cô vợ vừa được “dạy cho một bài học” ra sao, không ngờ Trang chỉ tay luôn ra cổng: “Đi về đi, về cho mẹ anh chăm. Đồ tồi, đã gây chuyện không gánh được hậu quả còn về khóc lóc với mẹ, định mượn tay mẹ đàn áp tôi à? Hèn thế! Về với mẹ đi, nếu muốn ly dị thì gửi đơn qua email, không cần qua gặp tôi nữa nhé”.
Trang chia sẻ, lúc đó điên tiết nên cô nói sa sả chứ không thận trọng giữ gìn như thói quen lâu nay với chồng, cứ nghĩ kiểu gì cũng rắc rối to. Ai ngờ ông xã mặt đực ra, lủi thủi đi vào nhà, rồi tối ấy mon men làm lành.
Mặc dù “thắng” chồng “trận” đó nhưng Trang cũng thừa nhận, với chồng hay dỗi phải lúc cương lúc nhu, tùy cơ mà ứng biến, chứ lúc nào cũng thi gan đến cùng thì không được, mà luôn luôn xuống nước cũng hỏng bét. Nói chung, việc đối phó với chồng hay dỗi chưa bao giờ hết gian nan.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- ”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
- Cách cúng giao thừa và bày mâm ngũ quả vì sao là 'cầu dừa đủ xoài'
- Có lễ "tiễn Táo" vậy lễ "rước Táo mới" về nhà diễn ra như thế nào?
- Khôi phục môn nữ công gia chánh, dạy thiếu nữ Huế biết nấu cơm gia đình
- Bài cúng giao thừa 2021 theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam
- Năm nay, cúng ông Công ông Táo ngày nào
- Những việc cần làm để tránh ô nhiễm không khí trong nhà
- Thái Lan tạo mưa nhân tạo giúp dân chống hạn
- Gia đình Sài Gòn bị nhầm là trồng rau "đột biến" vì quá tốt
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.
4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.
TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?