»

Thứ tư, 22/01/2025, 05:01:28 AM (GMT+7)

Đắk Lắk: Nhân rộng mô hình tổ dân phòng bảo vệ cà phê hiệu quả

(07:33:39 AM 16/11/2014)
(Tin Môi Trường) - Niên vụ cà phê 2014-2015 bắt đầu bước vào thu hoạch. Trong khi tại nhiều địa phương khác ở tỉnh Đắk Lắk, người dân đang khẩn trương hái cho dù quả cà phê đang còn rất xanh do tâm lý lo lắng sợ bị mất trộm, thì tại xã Hòa Đông, huyện Krông Pắk, nông dân chờ cà chín rộ đồng loạt mới hái. Bởi vài năm nay, công tác bảo vệ cà phê đã được các hộ dân tin tưởng giao khoán cho lực lượng dân phòng địa phương canh giữ.

[-]Đắk[-]Lắk:[-]Nhân[-]rộng[-]mô[-]hình[-]tổ[-]dân[-]phòng[-]bảo[-]vệ[-]cà[-]phê[-]hiệu[-]quả

Ảnh: minh họa

 

 

Xã Hòa Đông, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk có 19 thôn, buôn với trên 13.700 nhân khẩu. Cà phê là cây trồng chủ lực và là nguồn thu chính của phần lớn hộ dân nơi đây. Trước năm 2010, xã là một điểm nóng của tỉnh Đắk Lắk về mất an ninh trật tự. Đặc biệt, vào mùa thu hái cà phê, tình trạng trộm cắp thường xuyên diễn ra, các đối tượng hoạt động khá liều lĩnh, khiến người dân ăn không ngon, ngủ không yên…

Trước thực trạng này, năm 2010, lực lượng Công an xã đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền, xây dựng mô hình Tổ dân phòng bảo vệ cà phê tại các thôn, buôn trong xã. Khi nhắc về mô hình này, ông Nguyễn Đình Vượng, Chủ tịch UBND xã Hòa Đông hào hứng chia sẻ: Nhiều người thắc mắc là tại sao chúng tôi lại dám để cà phê chín rộ mới hái mà không sợ bị mất trộm, họ không tin tưởng lực lượng dân phòng bảo vệ được cà phê cho dân vì các nơi khác cũng làm nhưng không hiệu quả, tình trạng mất trộm vẫn cứ xảy ra. Song khi nghe chúng tôi kể về cách thức hoạt động của tổ dân phòng giữ cà phê thì họ rất tâm đắc.

Mô hình tổ dân phòng bảo vệ cà phê ở xã Hòa Đông hoạt động hoàn toàn trên cơ sở tự nguyện của các thành viên và theo nguyên tắc “dân biết, dân cử”. Các thành viên tham gia lực lượng do nhân dân trong thôn họp bàn công khai, biểu quyết tín nhiệm. Ngoài hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của dân phòng quy định, đến mùa thu hoạch cà phê, tổ dân phòng được giao thêm nhiệm vụ đặc biệt là bảo vệ hơn 3.700 ha cà phê trên địa bàn xã, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng mất trộm. Để gắn trách nhiệm của tổ dân phòng, ai tham gia lực lượng này sẽ được người dân “trả lương”. Những nhà có cà phê sẽ tổ chức họp bàn, thống nhất mức đóng góp mỗi hộ là 30.000 đồng/sào để chi cho lực lượng hoạt động. Đổi lại tổ dân phòng hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu để xảy ra mất trộm bằng cách đền tiền gấp 10 lần số lượng cà phê bị mất cắp theo giá thị trường. Thời gian qua đã có trường hợp bị mất trộm, đội dân phòng đã đền bù đầy đủ cho người bị mất.

Thời điểm này, hơn 2 ha cà phê của chị Lê Thị Thanh Tâm ở thôn Liên Cơ, xã Hòa Đông lượng quả trên cây đã chín đến 60%, đỏ rực cả vườn. Song gia đình chị chỉ mới đi hái bói những cây đã chín trên 85% chứ chưa thuê người hái ồ ạt như những nơi khác. “Tôi và bà con khác trong thôn thì không nôn nóng, vội vàng, đợi cho cà phê chín đạt từ 85-90% mới hái mà không sợ mất trộm, bởi chúng tôi rất yên tâm vì đã có lực lượng dân phòng bảo vệ”, chị Tâm cho hay. Không riêng gì gia đình chị Tâm, những người có diện tích canh tác cà phê tại xã Hòa Đông cũng chẳng hề tỏ ra lo lắng, mất công chạy đi chạy về, đêm hôm phải “cắm trại” tại rẫy để trông coi mà tất cả đều đợi đến khi cà chín rộ mới thuê nhân công về hái một lần.

Ông Hoàng Sơn, nhà ở xã Hòa Thắng, thành phố Buôn Ma Thuột hào hứng cho biết: “Nếu tính số tiền đóng góp hỗ trợ lực lượng dân phòng hoạt động so với công sức từng hộ gia đình tự bỏ ra bảo vệ rẫy cà phê trong suốt mùa thì chẳng đáng vào đâu, trong khi đó hiệu quả lại đủ đường. Cà phê vừa không bị mất cắp, cà chín thì năng suất, chất lượng lại cao, bán được giá. Vì vậy chúng tôi ai cũng tin tưởng, an tâm khi có anh em lực lượng dân phòng bảo vệ trong mùa thu hoạch”. Không phụ lòng tin của bà con, hàng ngày tổ dân phòng bảo vệ cà phê chia thành các nhóm, mỗi nhóm có 5-7 người thực hiện liên tục nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ cà phê. Thậm chí giữa đêm khuya, các anh sẵn sàng đi vào từng rẫy, khu vườn để kiểm tra nếu phát hiện, nghi vấn có trộm, hoặc bắt gặp những đối tượng có dấu hiệu phạm tội.

Đến nay, xã Hòa Đông đã xây dựng 19 tổ dân phòng với 126 người được trang bị đầy đủ công cụ làm việc; trang phục tuần tra, kiện toàn 4 tổ chức đoàn thể xã hội làm công tác bảo đảm an ninh trật tự có 272 thành viên tham gia. Với sự hoạt động tích cực, hiệu quả của lực lượng dân phòng, nhất là trong việc bảo vệ mùa thu hoạch cà phê cho người dân, thời gian qua tình trạng trộm cắp, các vụ, việc gây mất an ninh trật tự ở xã Hòa Đông hầu như không xảy ra. Điều này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương phát triển kinh tế, người dân trong xã yên tâm lao động sản xuất, mà còn có lợi ích thiết thực là góp phần nâng cao chất lượng cà phê. Tổ dân phòng bảo vệ cà phê ra đời đã góp phần không nhỏ bảo đảm an ninh tại địa phương, giúp Hòa Đông trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc" với thành tích 3 năm liên tục (2011 - 2013) được Bộ Công an tặng Cờ và Bằng khen. Đây thực sự là một mô hình hay, hiệu quả mà các địa phương khác trong và ngoài tỉnh Đắk Lắk cần tham khảo, học hỏi để chống lại nạn trộm cắp đang hoành hành.

Anh Dũng
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Đắk Lắk: Nhân rộng mô hình tổ dân phòng bảo vệ cà phê hiệu quả

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt

Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt

(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.

Tin Môi Trường
 Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức

Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức

(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.

VACNE 30 năm
 4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp

4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp

(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?

TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?

(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI