Sống xanh » Gia đình xanh
Phụ phẩm diệt khuẩn trong nước có thể gây ra bệnh
(18:00:06 PM 18/06/2011)
Bể bơi được coi là lò phản ứng phụ phẩm kháng khuẩn (Ảnh: Enjoyfrance.com) |
Quy trình khử trùng nước bằng chlorine, chloramines và các thành phần diệt khuẩn khác đã tạo ra một hợp chất trong nước gọi là phụ phẩm diệt khuẩn (DBPs).
Hàng trăm hợp chất DBPs trong nước được tạo ra do thành phần diệt khuẩn phản ứng với chất hữu cơ. Trong các DBPs có một số hợp chất độc hại, một số có thể gây hư bào thai, một số gây hại cho gen thông qua phá hủy ADN và một số còn gây ung thư.
Được Cục Bảo vệ Môi trường Mỹ tài trợ, cuộc nghiên cứu kéo dài 10 năm của nhóm Michiael Plewa bắt đầu nhân nuôi các chuỗi tế bào động vật có vú nhằm ứng dụng riêng cho việc phân tích khả năng triệt tiêu tế bào của những hợp chất này hoặc hoạt tính gây độc tế bào (cytotoxicity) và khả năng của những phụ phẩm diệt khuẩn mới gây phá hủy ADN.
Plewa cho biết phòng thí nghiệm của ông đã lắp đặt dây chuyền cơ sở dữ liệu lớn nhất để nghiên cứu độ độc hại của những phụ phẩm diệt khuẩn mới. Từ đó nhóm nghiên cứu đã có hai khám phá quan trọng, tương đối bất ngờ, hy vọng sẽ giúp ích cho cơ quan quản lý trong việc ra các quyết định.
Khám phá đầu tiên liên quan tới phụ phẩm diệt khuẩn chứa iot. Iot được lấy chủ yếu từ nước biển hoặc những mạch nước ngầm từng nối liền với với thềm đại dương cổ đại.
Nếu nồng độ brom và iot trong nước cao, khi khử trùng nước, ta có thể tạo ra các điều kiện hóa học cần cho sự sinh sôi của phụ phẩm diệt khuẩn chứa các nguyên tử iot. Và những chất này còn độc và gây hại cho gen hơn nhiều so với các phụ phẩm diệt khuẩn hiện đang được Cục Bảo vệ Môi trường Mỹ quản lý.
Khám phá thứ hai liên quan tới các phụ phẩm diệt khuẩn chứa nitro. Các phụ phẩm diệt khuẩn chứa nguyên tử nitro hợp thành cấu trúc độc hại, nguy hiểm cho gen, một số còn có khả năng gây ung thư cao hơn nhiều so với những loại không chứa nitro. Và hiện chưa có phụ phẩm diệt khuẩn chứa nitro nào được quy định sử dụng.
Plewa cho hay, bên cạnh các phụ phẩm diệt khuẩn trong nước uống, các bể bơi và bồn nước nóng cũng là lò phản ứng cho các phụ phẩm diệt khuẩn. Tất cả các chất hữu cơ này đều đến từ con người - con người tiết mồ hôi, sử dụng kem chống nắng và dùng các loại mỹ phẩm tan trong nước, tiểu tiện trong bể bơi công cộng, rụng tóc…
Các chất hữu cơ này hòa tan vào nước và được khử trùng bằng clo. Nhưng vì nước cứ được tái chế nhiều lần, nồng độ phụ phẩm diệt khuẩn có thể cao gấp mười lần so với nước uống.
Plewa cho biết kết quả nghiên cứu chỉ ra mức độ mắc ung thư bàng quang và hen suyễn cao ở những người thường xuyên bơi lội - các vận động viên bơi chuyên nghiệp cũng như nghiệp dư. Những người này tiếp xúc nhiều và lâu dài với các hóa chất độc hại khiến họ bị phơi nhiễm qua da và qua đường hô hấp.
Plewa bày tỏ lo ngại rằng các phụ phẩm diệt khuẩn này đặc biệt nguy hiểm với các trẻ nhỏ thường tắm trong các bể bơi công cộng bởi vì trẻ em và nhất là trẻ nhỏ rất dễ bị tổn thương ADN bởi cơ thể chúng đang diễn ra quá trình phát triển và tái tạo ADN rất mạnh.
Tại các bể bơi công cộng, hàm lượng clo trong nước thường cao nhằm khống chế vi khuẩn và mầm bệnh. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá mức độ nguy hại do các phụ phẩm diệt khuẩn sinh ra.
Plewa khuyến cáo các bể bơi phải tuân thủ quy trình khử trùng như với nước uống nhưng sau đó cần sử dụng các công cụ kĩ thuật nhằm giảm các phụ phẩm nhiễm độc.
Nói về một dự án khác đang được tiến hành nghiên cứu tại Trung tâm Khoa học Quốc gia WaterCAMPWS tại Đại học Illinois của Mỹ, Plawa cho biết: “Chúng tôi đang làm việc với các kĩ sư và các nhà hóa học nhằm phát triển những công nghệ mới trong khử trùng nước, tách muối trong nước và loại bỏ các dược chất trong khi cố gắng tránh sản sinh ra các phụ phẩm thậm chí còn độc hại hơn những thứ ta đang cố gắng khử lọc.
Nghiên cứu của nhóm Plewa cho thấy các chất DBPs đã được Cục Bảo vệ Môi trường quản lý có xu hướng ít độc hại hơn cho gen và tế bào so với các chất DBPs mới trong nghiên cứu của Plewa.
Theo Plewa, cho tới khi các công nghệ mới được đưa vào khử trùng nước an toàn trong các bể bơi công cộng, cần giáo dục, khuyến khích mọi người tắm trước khi vào bể bơi công cộng để giảm nồng độ chất hữu cơ hòa tan, từ đó giảm lượng DBPs.
Vì sau khi bể bơi được khử trùng, chất hữu cơ xâm nhập vào, bể bơi lại được khử trùng lại. Quá trình này tiếp diễn chính là lý do biến bể bơi thành lò phản ứng phụ phẩm kháng khuẩn.
Plewa cùng với nhóm các nhà khoa học đã giành được phần thưởng của Cục Khoa học và Công nghệ Bảo vệ Môi trường Mỹ cho nghiên cứu “Sự xuất hiện, khả năng gây hại cho gen và gây ung thư của các DBPs cũ và mới trong nước uống: tổng quan và lộ trình nghiên cứu”. Công trình đã được đăng trên tạp chí khoa học Mutation Research (Nghiên cứu đột biến)
(Theo Water&Wastewater, Thiennhien.net)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- ”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
- Cách cúng giao thừa và bày mâm ngũ quả vì sao là 'cầu dừa đủ xoài'
- Có lễ "tiễn Táo" vậy lễ "rước Táo mới" về nhà diễn ra như thế nào?
- Khôi phục môn nữ công gia chánh, dạy thiếu nữ Huế biết nấu cơm gia đình
- Bài cúng giao thừa 2021 theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam
- Năm nay, cúng ông Công ông Táo ngày nào
- Những việc cần làm để tránh ô nhiễm không khí trong nhà
- Thái Lan tạo mưa nhân tạo giúp dân chống hạn
- Gia đình Sài Gòn bị nhầm là trồng rau "đột biến" vì quá tốt
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.
4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.
TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?