Sống xanh » Gia đình xanh
Mất răng vì bệnh nha chu
(17:48:42 PM 18/06/2011)
Cần đến gặp bác sĩ khi chảy máu hoặc sưng răng miệng. Ảnh: M.Khang.
Theo tiến sĩ Trịnh Đình Hải, Giám đốc Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương, hiện trên 90% người trưởng thành ở Việt Nam gặp các vấn đề liên quan đến lợi và phần xung quanh răng.
Bệnh thường gặp ở tuổi trung niên
Theo tiến sĩ Nguyễn Đức Thắng, Trưởng khoa Nha chu,Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương, nha chu là tổ chức xung quanh răng, có chức năng chống đỡ, giữ răng trong xương hàm. Bệnh thường khởi phát từ bệnh viêm lợi. Lợi của người bệnh đỏ, dễ chảy máu khi đánh răng. Bệnh thường tiến triển thầm lặng, nhất là trong giai đoạn đầu nên người bệnh ít chú ý. Ở giai đoạn này, lợi bị sưng to rồi tự xẹp xuống làm người bệnh lầm tưởng là tự lành. Tuy nhiên, khi đã bị viêm lợi mà không điều trị kịp thời, tổn thương sẽ tiếp tục tiến triển xuống sâu dưới lợi, phá hủy tổ chức quanh răng ở phía dưới, dẫn đến viêm quanh răng.
Theo tiến sĩ Trịnh Đình Hải, khoảng 30% - 35% người trong độ tuổi từ 35 trở lên mắc bệnh nha chu. Tác nhân hay gặp nhất là vi khuẩn ở mảng bám răng. Các mảng bám này sẽ là chất tựa hữu cơ để các vi khuẩn có trong khoang miệng bám vào định cư và phát triển, gây ra viêm lợi, sâu răng... Ngoài ra, có một số yếu tố, nguy cơ làm nặng thêm bệnh nha chu như bệnh tiểu đường, HIV, sức đề kháng bị giảm sút hoặc các yếu tố tại chỗ như răng lệch lạc, hàn răng, nắn chỉnh răng...
Phòng bệnh bằng vệ sinh răng miệng Theo tiến sĩ Thắng, bệnh nha chu phá hủy mô nâng đỡ răng, làm tiêu xương ổ răng, gây ra tình trạng lung lay răng và mất răng, hạn chế ăn uống và ảnh hưởng đến sức khỏe nhai. Ngoài ra, đây cũng là ổ nhiễm khuẩn tiềm tàng, là nguy cơ gây ra nhiều bệnh toàn thân nguy hiểm như bệnh tim mạch, viêm khớp, các bệnh về thận, hệ hô hấp và hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, bệnh nha chu còn gây hôi miệng, gây khó khăn cho người bệnh trong khi giao tiếp.
Để điều trị bệnh nha chu, các bác sĩ khuyến cáo nên phát hiện và điều trị sớm từ khi bệnh mới khởi phát. Lúc này, chỉ cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, làm sạch mảng bám, lấy cao răng và kiểm soát sự phát triển của mảng bám răng. Còn nếu đã có tổn thương sâu đến xương ổ răng, có xuất hiện túi lợi bệnh lý thì cần giải quyết bằng cách nạo túi lợi, phẫu thuật quanh răng.
Tiến sĩ Trịnh Đình Hải khuyến cáo, bệnh nha chu có liên hệ chặt chẽ với các mảng bám răng. Vì vậy, để phòng bệnh nha chu trước tiên cần giải quyết mảng bám răng. Trong đó, giải pháp quan trọng nhất là thói quen vệ sinh răng miệng. Cần đánh răng với kem đánh răng, sử dụng các loại nước súc miệng để kìm hãm mảng bám răng, lấy cao răng 3 - 6 tháng một lần. Khi đánh răng, nên xoay tròn bàn chải hoặc đánh theo chiều dọc để loại trừ hết mảng bám ở giữa các kẽ răng. Từ độ tuổi trung niên trở lên, nên dùng chỉ tơ nha khoa để vệ sinh răng miệng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- ”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
- Cách cúng giao thừa và bày mâm ngũ quả vì sao là 'cầu dừa đủ xoài'
- Có lễ "tiễn Táo" vậy lễ "rước Táo mới" về nhà diễn ra như thế nào?
- Khôi phục môn nữ công gia chánh, dạy thiếu nữ Huế biết nấu cơm gia đình
- Bài cúng giao thừa 2021 theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam
- Năm nay, cúng ông Công ông Táo ngày nào
- Những việc cần làm để tránh ô nhiễm không khí trong nhà
- Thái Lan tạo mưa nhân tạo giúp dân chống hạn
- Gia đình Sài Gòn bị nhầm là trồng rau "đột biến" vì quá tốt
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Điều gì làm nên môi trường làm việc xuất sắc?
(Tin Môi Trường) - Không chỉ là chế độ lương thưởng hay chính sách phúc lợi, người lao động ngày càng có nhiều mong muốn hơn về môi trường làm việc. Trong đó, các yếu tố tưởng từng là “cộng thêm” như chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện, cơ hội học tập và phát triển, môi trường thể nghiệm những cái mới… đang được ưu tiên hơn.
6 mẹo hay giúp bạn nhanh tìm được việc làm
(Tin Môi Trường) - Để dễ dàng tìm được việc làm, cố gắng học tập, nâng cấp bản thân và rèn luyện các kỹ năng để chinh phục nhà tuyển dụng là điều tất yếu. Tuy nhiên bên cạnh các yếu tố cơ bản đó, bạn cần có những bí quyết trước khi quyết định ứng tuyển để gia tăng cơ hội. Sau đây là một số mẹo hay bạn có thể tham khảo.
TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?