Sống xanh » Gia đình xanh
Cóc chứa nhiều độc tố như cá nóc, trúc đào
(17:54:49 PM 18/06/2011)
PV trao đổi với giáo sư Nguyễn Thị Dụ, Chủ tịch Hội đồng về vấn đề này.
- Từng là giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, bà nghĩ sao về một số trường hợp mới đây ở Quảng Bình nói rằng ăn cóc có thể chữa được ung thư?
- Chúng ta cần phải làm rõ một điều là người nói rằng mình bị ung thư phải được chẩn đoán chắc chắn trên lâm sàng, cận lâm sàng và sinh thiết tế bào rằng đó là bệnh ung thư. Phải chọc sinh thiết nhiều lần để xác định, không phải một nơi làm mà nhiều nơi ở những địa chỉ tin cậy.
Còn như một số trường hợp được báo chí phản ánh là Bệnh viện Trung ương Huế nói là khối u hay một trường hợp nói là ở Viện K nhưng không nói rõ là có chọc sinh thiết tế bào hay không. Thậm chí có người nói rằng hồ sơ bệnh án mất hết rồi.
Hội đồng Khoa học được Bộ Y tế thành lập để nghiên cứu về một trường hợp tại Quảng Bình đã ăn cóc sống để chữa ung thư gan. Hội đồng gồm những chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực ung thư, chống độc... như Giáo sư Nguyễn Bá Đức, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phòng chống ung thư, Giáo sư Nguyễn Thị Dụ, nguyên giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai... |
Hay như một số bệnh nhân nói cóc có tác dụng giảm đau giống như moóc phin, nhưng thực tế chưa có khoa học nào chứng minh điều này.
- Độc tính của cóc đã được nói đến nhiều, cụ thể là như thế nào?
- Điều này cần có sự khẳng định của khoa học, không thể nói một cách dân dã được. Trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu chứng minh nọc cóc chứa nhiều chất độc. Nọc độc nằm trong tuyến nọc, tuyến nước bọt của con cóc, dưới mắt. Nhưng có thể chất độc tiết qua hạch bạch huyết truyền đi khắp nơi như mủ, da để bảo vệ chống lại kẻ thù. Trứng, gan có cũng có độc chất.
Chẳng hạn như thành phần bufagins trong nọc cóc giống với độc chất có trong cây trúc đào, tác dụng chủ yếu trên tim. Chất này có thể dùng để điều trị suy tim nhưng nếu dùng quá liều lại thành độc. Ngoài ra còn có tetrodotoxin, giống như chất độc ở cá nóc và nhiều chất độc khác có hại cho mạch máu như làm co mạch, tăng huyết áp, làm cho tim đập nhanh hoặc chậm...
Thịt, mỡ cóc không độc nhưng nếu người làm không khéo mủ có thể dính vào thịt gây ngộ độc. Vì thế mới có chuyện nhiều gia đình cho con ăn ruốc cóc, đùi cóc thì không sao nhưng cũng có trường hợp tử vong.
- Hội đồng Khoa học đánh giá thế nào về tác dụng chữa bệnh của cóc?
- Trên thế giới cũng có nước đưa cóc vào làm thuốc như Trung Quốc, dùng trong Đông y để chữa suy tim, tuy nhiên từng gây tử vong. Còn dùng bộ phận nào để chế biến thì chúng tôi không rõ.
Hội đồng Khoa học đã kiến nghị với Bộ Y tế nên cho thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học sâu hơn, dài hơn để tìm ra những yếu tố nào có lợi trong điều trị ung thư. Như nọc của rắn rõ ràng là độc nhưng lại có lợi cho một số bệnh nhân nếu sử dụng một số thành phần nhất định, một lượng nhất định. Tuy nhiên thời gian nghiên cứu cho việc này cũng sẽ rất lâu, 3-5 năm.
- Vậy sắp tới, sau việc thành lập Hội đồng Khoa học, Bộ Y tế sẽ có động thái gì?
- Đến thời điểm này tất cả những thông tin mà Bộ có được đều do Sở Y tế Quảng Bình báo cáo. Vì thế trong thời gian tới, Bộ sẽ cử một đoàn vào tận Quảng Bình, gặp những bệnh nhân nói rằng ăn cóc chữa ung thư, khám, xét nghiệm lại, theo dõi bệnh nhân trước và sau khi ăn cóc.
Đồng thời cũng sẽ quay một vài chi tiết làm thịt cóc, lấy một số con mà ông Khởi (bệnh nhân ở Quảng Bình nói rằng ăn cóc chữa ung thư) thường ăn, lấy lại đầu, da, gan nghiền nát thành dung dịch để cho thỏ, chó, mèo uống xem có triệu chứng ngộ độc không? Đại học Y Hà Nội sẽ tiến hành thử nghiệm lâm sàng. Cần phải lấy mẫu cóc vì cùng một loại rắn nhưng sống ở miền Bắc, miền Nam có con độc có con không.
- Tại thời điểm này Hội đồng Khoa học có khuyến cáo gì với dân?
- Người dân không nên ăn thịt cũng như các bộ phận của cóc vì có thể gây ngộ độc, tỷ lệ tử vong cao. Có người qua được cơn nguy kịch thì bị suy thận, vô niệu... Hơn nữa, cóc rất bẩn có nhiều giun sán, ký sinh trùng.
Người bị ngộ độc có thể thấy tê môi, buồn nôn, nôn, rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh, hồi hộp, tụt huyết áp, hoảng hốt vì thế sinh ra ảo giác, các rối loạn nhịp tim nguy hiểm, hạ huyết áp, một số trường hợp có thể co giật.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- ”Ly hôn xanh” ào ạt, vì đâu?
- Cách cúng giao thừa và bày mâm ngũ quả vì sao là 'cầu dừa đủ xoài'
- Có lễ "tiễn Táo" vậy lễ "rước Táo mới" về nhà diễn ra như thế nào?
- Khôi phục môn nữ công gia chánh, dạy thiếu nữ Huế biết nấu cơm gia đình
- Bài cúng giao thừa 2021 theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam
- Năm nay, cúng ông Công ông Táo ngày nào
- Những việc cần làm để tránh ô nhiễm không khí trong nhà
- Thái Lan tạo mưa nhân tạo giúp dân chống hạn
- Gia đình Sài Gòn bị nhầm là trồng rau "đột biến" vì quá tốt
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Bánh mì chấm sữa đặc -Tự hào văn hóa ẩm thực Việt
(Tin Môi Trường) - Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức
(Tin Môi Trường) - Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo hoãn tổ chức vòng 1 kỳ thi tuyển công chức theo chỉ tiêu biên chế năm 2023 tới 330 thí sinh đủ điều kiện dự thi.
4 yếu tố giúp xác định người tham khảo thích hợp
(Tin Môi Trường) - Trong quá trình sàng lọc ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với người tham khảo của ứng viên để xác nhận thông tin về năng lực và thái độ trong môi trường làm việc. Điều này quyết định rất lớn đến việc bạn có vượt qua vòng ứng tuyển và được nhận vào làm việc hay không.
TẾT 2022: Nên lau dọn bàn thờ trước hay sau ngày ông Công ông Táo?
(Tin Môi Trường) - Vào dịp cuối năm, các gia đình đều tiến hành công việc lau dọn bàn thờ. Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn trước câu hỏi: Dọn bàn thờ trước hay sau ngày cúng ông Công ông Táo mới đúng?