Thỏa sức trải nghiệm thiên nhiên
(10:29:21 AM 12/02/2014)Du khách được bơi xuồng ngắm cảnh, tham quan các bãi chim sinh sản, cùng ngư dân khai thác cá hoặc gặt lúa trời (lúa ma)… Đó là chương trình du lịch trải nghiệm mới lạ vừa được Vườn Quốc gia (VQG) Tràm Chim triển khai thí điểm.
Thỏa sức ngắm chim, bắt cá
VQG Tràm Chim nằm trên địa bàn 7 xã, thị trấn của huyện Tam Nông với tổng diện tích đất ngập nước lên đến gần 7.600 ha, chia thành 5 khu từ A1 đến A5. Nơi đây hiện có hơn 130 loài thực vật, 200 loài chim nước và nhiều loài cá bản địa, rùa, rắn…
Có mặt ở Tràm Chim vào buổi sáng sớm, du khách sẽ bắt gặp cảnh hàng ngàn loài chim bay đi kiếm ăn, làm huyên náo cả vùng quê. Du khách không chỉ được ngắm màu xanh ngút ngàn của rừng tràm mà còn được trải nghiệm với cuộc mưu sinh của người dân sông nước miền Tây bằng nghề khai thác cá mùa nước nổi.
Tại khu A1 của VQG Tràm Chim, du khách sẽ được hướng dẫn cách đặt lờ, lọp, giăng câu, thả lưới để có thể hóa thân thành những nông dân thực thụ. Số lượng cá khai thác được cũng do du khách tự tay chế biến các món ăn theo kiểu dân dã. Điều này cũng sẽ gợi lại cho du khách hình ảnh về một thời mà vùng Đồng Tháp Mười còn hoang sơ.
Đi sâu vào rừng, du khách còn được ngắm cảnh đẹp đến mê hồn của các loài hoa đặc hữu như sen, súng cùng dàn hợp ca vang trời của họ hàng nhà cò, vạc, cồng cộc, diệc… Tại khu A5, du khách sẽ được tận mắt chứng kiến cảnh sinh sôi nảy nở của nhiều loài chim khác nhau. Du khách cũng có thể leo lên các đài quan sát để ngắm toàn cảnh Tràm Chim hoặc những đàn chim hàng ngàn con bay về tổ ấm lúc chiều tà ở độ cao khoảng 20 m…
Ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc VQG Tràm Chim, cho biết nhờ có mô hình du lịch trải nghiệm này mà lượng du khách đến đây tăng đột biến. Năm 2013, VQG đã đón hơn 25.000 lượt du khách, tăng 10.000 lượt so với năm 2012.
“Chúng tôi áp dụng mô hình này để phục vụ du khách trước khi triển khai dự án du lịch sinh thái vào năm 2014. Bước đầu, mô hình đã cho thấy tính hiệu quả khi giải quyết được vấn đề thu nhập cho một bộ phận người dân địa phương trong mùa nước nổi. Việc ngắm chim hay khai thác cá sẽ giúp du khách thêm yêu thiên nhiên, qua đó góp phần nâng cao ý thức cộng đồng trong việc bảo tồn các loại động, thực vật quý hiếm của VQG” – ông Hùng nhìn nhận.
Độc đáo đập lúa ma
Lãnh đạo VQG Tràm Chim cho biết hiện khu vực này đang bảo tồn hơn 800 ha giống lúa ma quý hiếm còn sót lại ở vùng Đồng Tháp Mười cũng như Tứ giác Long Xuyên. VQG đã dành hơn 130 ha khu bảo tồn này để đưa vào chương trình du lịch trải nghiệm.
Lúa ma là loại chịu phèn rất tốt, có thể cao đến 5 m trong mùa lũ. Khi nước lũ bước sang giai đoạn đòng đòng (tháng 10 âm lịch) cũng chính là lúc lúa ma bắt đầu trổ bông. Thời gian thu hoạch loại lúa này thường kéo dài từ tháng 11 đến 12 hằng năm do hạt không chín đồng loạt. Bông lúa có đuôi dài, khi chín chuyển sang màu vàng đen rất đặc trưng.
Trước đây, lúa ma không chỉ là lương thực chính cho dân nghèo vào mùa nước nổi mà còn là nguồn thức ăn của rất nhiều loài chim, cá trong vùng. Tuy nhiên, để thu hoạch được loại lúa này là không hề đơn giản. “Thu hoạch lúa ma không giống các loại lúa khác, mọi việc đều diễn ra vào ban đêm. Dụng cụ thu hoạch không phải là lưỡi hái, máy gặt mà là những chiếc nê bồ và sào tre. Người ta dùng nê bồ cao khoảng 1,5 m làm tấm chắn đặt giữa xuồng để hạn chế lúa văng ra bên ngoài, lọt xuống nước. Hai bên mạn xuồng được cột 2 cây sào để gạt mạnh các bông lúa vào trong nê bồ” – ông Nguyễn Văn Sáu, một người dân cố cựu ở Tam Nông, giải thích.
Tuy nhiên, du khách đến VQG Tràm Chim bây giờ sẽ được trải nghiệm việc thu hoạch lúa ma thú vị vào buổi xế chiều. Tham gia chương trình, khách sẽ được đóng vai là 1 trong 2 nông dân chống xuồng xuyên qua đồng lúa chín hoặc dùng sào ngồi phía trước đập bông lúa vào nê bồ. Do bông lúa dài, cứng hơn bình thường nên mỗi lần đập cũng chỉ được vài hạt.
Ông Lê Hoàng Long, Giám đốc Trung tâm Du lịch – Giáo dục môi trường VQG Tràm Chim, cho biết trung tâm đã trang bị 5 chiếc xuồng chuyên dụng để du khách đi đập lúa ma theo đúng cách mà người dân địa phương thường làm trước đây. Nhờ có lúa ma, chuỗi cung cấp thức ăn cho hệ sinh thái ngập nước không bị gián đoạn ở VQG Tràm Chim.
“Tuy bông lúa ma trông không đẹp mắt nhưng gạo lại rất thơm ngon, dẻo và ngọt. Việc khai thác lúa ma trong phạm vi cho phép sẽ tạo điều kiện để du khách được trải nghiệm cách thu hoạch và hiểu hơn về cuộc sống của cư dân vùng Đồng Tháp Mười xưa trong mùa nước nổi. Các nhà khoa học đã đến đây sưu tầm quần thể lúa ma để làm cơ sở nghiên cứu lai tạo giống lúa thích nghi với điều kiện biến đổi khí hậu. Nhiều người hy vọng đây là giống lúa được nhân rộng trong tương lai, nhất là ở những vùng đất còn chua, phèn nặng như quanh VQG Tràm Chim” – ông Long nhận xét.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
- Độc đáo cảnh sắc, văn hóa của vùng đất Phú Yên
- Khung cảnh biển mây tựa chốn thiên đường ở Sa Pa
- Việt Nam vào top quốc gia được yêu thích nhất thế giới
- Check-in "vịnh Hạ Long" của núi rừng Tây nguyên: Tà Đùng cái tên khiến bạn giật mình
- "Vương quốc”" lò gạch trăm tuổi ở miền Tây
- Quy Nhơn, thành phố Du lịch sạch Asean 2020
- Đón “DisneySea” của Việt Nam, Nam Phú Quốc xứng tầm thiên đường du lịch, giải trí
- Du lịch Quảng Ninh: Vẫn nhiều kho báu bị bỏ quên?
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.
Phú Yên thành lập Công viên địa chất
(Tin Môi Trường) - Tỉnh Phú Yên lập Công viên địa chất để xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.